Bí mật marketing không thể bỏ qua: 4p là gì và tại sao nó quan trọng?

Ngày đăng: 5/6/2024 11:18:44 PM - Quảng Bá, Quảng Cáo - TP HCM - 22
Chi tiết [Mã tin: 5293515] - Cập nhật: 49 phút trước

Là một marketer gạo cội, bạn có từng bối rối trước vô số mô hình và phương pháp Marketing đầy phức tạp? Hay bạn đã từng nghe qua thuật ngữ “4P” nhưng chưa hiểu rõ bản chất của nó? Vậy 4P là gì? Tại sao mô hình này lại quan trọng đến vậy? Đừng lo lắng, bài viết này TopOnSeek sẽ giúp bạn có câu trả lời cho hai câu hỏi này nhé. 

Marketing Mix là gì?

Marketing Mix (hay còn gọi là Marketing Hỗn hợp) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu marketing trong thị trường mục tiêu. Theo định nghĩa của Philip Kotler và Gary Armstrong trong cuốn sách “Principles of Marketing,” Marketing Mix bao gồm bốn yếu tố chính được viết tắt là 4P gồm: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place), và Khuyến mãi (Promotion). Các yếu tố này tương tác với nhau để tạo ra một chiến lược tiếp thị toàn diện, giúp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường và khách hàng.


4P trong Marketing là gì?

4P trong Marketing là một mô hình tiếp thị bao gồm bốn yếu tố chính: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place), và Xúc tiến (Promotion). Đây là sự kết hợp của nhiều công cụ chiến lược tiếp thị, được các nhà tiếp thị sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị của họ. Mô hình 4P này giúp các doanh nghiệp xác định và điều chỉnh các yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược tiếp thị của họ, từ việc phát triển sản phẩm đến việc quảng bá sản phẩm và tăng cường khả năng tiếp cận đến khách hàng. Đây là một công cụ mạnh mẽ và cần thiết trong việc xây dựng và thúc đẩy sự phát triển kinh doanh.

Mô hình 4P là một công cụ Marketing cơ bản và quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh số bán hàng và giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu kinh doanh. Tìm hiểu ngay các thành phần 4P trong marketing là gì.

4p trong marketing là gìKhái niệm 4P trong Marketing là gì? (Nguồn: TOS)

Xem thêm: Marketing trực tiếp là gì? Các hình thức, chiến lược và ví dụ cụ thể


Các thành phần của 4P trong Marketing là gì? 

Chiến lược Marketing 4P là một mô hình Marketing kinh điển được sử dụng bởi các doanh nghiệp để xác định và thực hiện các hoạt động Marketing hiệu quả, nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh. 4P bao gồm 4 yếu tố chính:


Product (Sản phẩm)

Một trong các quy tắc 4P trong Marketing mà bạn phải biết đó chính là sản phẩm (Product). Phát triển một chiến dịch tiếp thị phải bắt đầu với sự hiểu biết rõ và chính xác về sản phẩm. Bạn cần xác định đối tượng khách hàng của mình có nhu cầu gì để cung cấp các tính năng sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu đó. Tuy nhiên, chỉ thỏa mãn nhu cầu là chưa đủ để bạn cạnh tranh trên thị trường đầy khốc liệt.Product có thể là hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường để đáp ứng nhu cầu và mong muốn khách hàng.

Bạn còn cần phải xác định những giá trị gia tăng để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ.

3 cấp độ trong sản phẩm

  • Lớp cốt lõi/lõi lợi ích: Các lợi ích cốt lõi mà khách hàng đang tìm kiếm để giải quyết vấn đề/nhu cầu của họ.
  • Lớp hữu hình/vật chất: Tính năng, thiết kế, mức chất lượng, nhãn hiệu, bao bì của sản phẩm được kết hợp để mang lại giá trị cho khách hàng.
  • Lớp giá trị tăng thêm/lớp dịch vụ bổ sung: các dịch vụ khách hàng và lợi ích tăng thêm cung cấp cho khách hàng (bảo hành, hấp dẫn, sửa chữa, tư vấn,…)

Hành vi, thói quen của con người có xu hướng thay đổi tùy vào thuộc tính của các loại hàng hóa. Chẳng hạn, khi bạn đi mua những sản phẩm gia dụng bạn thường có xu hướng không cân nhắc nhiều. Trong khi đó, đối với các sản phẩm như ô tô, máy giặt bạn sẽ phải tìm hiểu thông tin và đắn đo hơn trước khi mua. Vậy bạn phải xác định sản phẩm của mình thuộc loại hàng hóa tiêu dùng nào để đưa ra những quyết định đúng đắn về chuỗi cung ứng, các hoạt động tiếp thị phù hợp.

Phân loại hàng hóa tiêu dùng

  • Sản phẩm tiện lợi: đây là những loại sản phẩm được mua thường xuyên, ít có kế hoạch trước.
  • Sản phẩm mua sắm: đây là những loại hàng hóa ít được mua thường xuyên hơn, mua có kế hoạch, có sự so sánh giá, tính năng giữa các thương hiệu khác nhau.
  • Sản phẩm chuyên biệt: người mua có lòng trung thành đối với thương hiệu cao, độ nhạy về giá thấp.
  • Sản phẩm thụ động: người tiêu dùng ít biết về sản phẩm, đòi hỏi nhiều nỗ lực từ người bán. 

Hành vi, thói quen của con người có xu hướng thay đổi tùy vào thuộc tính của các loại hàng hóa. Chẳng hạn, khi bạn đi mua những sản phẩm gia dụng bạn thường có xu hướng không cân nhắc nhiều. Trong khi đó, đối với các sản phẩm như ô tô, máy giặt bạn sẽ phải tìm hiểu thông tin và đắn đo hơn trước khi mua. Vậy bạn phải xác định sản phẩm của mình thuộc loại hàng hóa tiêu dùng nào để đưa ra những quyết định đúng đắn về chuỗi cung ứng, các hoạt động tiếp thị phù hợp.

Phân loại hàng hóa tiêu dùng

  • Sản phẩm tiện lợi: đây là những loại sản phẩm được mua thường xuyên, ít có kế hoạch trước.
  • Sản phẩm mua sắm: đây là những loại hàng hóa ít được mua thường xuyên hơn, mua có kế hoạch, có sự so sánh giá, tính năng giữa các thương hiệu khác nhau.
  • Sản phẩm chuyên biệt: người mua có lòng trung thành đối với thương hiệu cao, độ nhạy về giá thấp.
  • Sản phẩm thụ động: người tiêu dùng ít biết về sản phẩm, đòi hỏi nhiều nỗ lực từ người bán. 

Xem thêm: Product Life Cycle – Ý nghĩa của vòng đời sản phẩm trong Marketing

Price (Giá)

Price (giá cả) là yếu tố quan trọng thứ hai trong mô hình 4P, đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá cả sản phẩm không chỉ đơn giản là một con số mà nó còn phản ánh giá trị, chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

Có một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định về giá cả như chi phí sản xuất, nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng.

Ngoài ra, giá cả của sản phẩm cũng phải cân nhắc đến giá cả của các sản phẩm tương tự trên thị trường để đưa ra một mức giá cạnh tranh. Một phần của chiến lược giá cả có thể là sử dụng giá để thu hút khách hàng mới, tăng thị phần và xây dựng thương hiệu. Để xác định giá bán cho sản phẩm, doanh nghiệp cần áp dụng chiến lược định giá phù hợp, đảm bảo lợi nhuận và thu hút khách hàng. 3 chiến lược định giá cơ bản trong Marketing:

  • Định giá dựa trên chi phí (Cost-Based Pricing)
  • Định giá dựa trên giá trị khách hàng (Value-Based Pricing)
  • Định giá theo đối thủ (Competitive Pricing)

Ví dụ: Walmart sử dụng phương pháp định giá chi phí thấp để thu hút lượng lớn người mua sắm quan tâm đến giá trị, trong khi Saks Fifth Avenue duy trì mức giá cao hơn nhiều, điều này thường xảy ra ở những người bán hàng xa xỉ nhắm đến người mua giàu có. 

Ngoài ra còn có yếu tố tâm lý trong việc định giá sản phẩm, đó là lý do tại sao sản phẩm thường có giá 9,99 USD thay vì 10 USD. Các sản phẩm có giá kết thúc bằng 0,99 có vẻ rẻ hơn so với những sản phẩm có giá kết thúc bằng 0 và do đó, nhiều người mua hàng bị thu hút bởi mức giá 9,99 USD.

Nếu sản phẩm của bạn là sản phẩm mới và sắp tung ra thị trường thì nên sử dụng một trong hai cách định giá sau:

  • Định giá hớt váng: đưa ra mức giá ban đầu cao đối với sản phẩm độc đáo, chất lượng.
  • Định giá thâm nhập thị trường: đề ra mức giá thấp cho sản phẩm để thâm nhập thị trường nhanh chóng.

chiến lược giá cảMỗi sản phẩm và dịch sẽ có một chiến lược giá khác nhau (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Performance Marketing là gì? Ví dụ về Performance Marketing

Place (Phân phối)

Trong mô hình 4P, chữ P thứ ba là Place, nhấn mạnh vào các kênh và địa điểm mà sản phẩm và dịch vụ của bạn được bán.

Có nhiều phương thức khác nhau để phân phối sản phẩm, từ cửa hàng truyền thống đến các sự kiện đặc biệt, hội chợ, cửa hàng tạm thời, hoặc thậm chí là các nền tảng thương mại điện tử như trang web riêng hoặc các thị trường trực tuyến như Shopee, Lazada, eBay, Amazon, hay Etsy.

Sự lựa chọn về nơi bán hàng sẽ ảnh hưởng đến cách bạn quản lý hàng tồn kho và vận chuyển sản phẩm. Ngoài ra, vị trí cũng có thể ảnh hưởng đến quy mô của thị trường mà bạn có thể tiếp cận. Một số doanh nghiệp nhận ra rằng việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ qua nhiều điểm bán hàng có thể giúp tối ưu hóa doanh số bán hàng.

Điều quan trọng là phải chọn các kênh phân phối phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn và đảm bảo rằng sản phẩm của bạn sẽ được đưa đến đúng đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả nhất.

Promotion (Khuyến mại)

Yếu tố cuối cùng của 4P là Promotion, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo nhu cầu mua hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Khuyến mãi bao gồm các hoạt động truyền thông nhằm giới thiệu sản phẩm, thương hiệu và tạo ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng. 

Chiến lược quảng cáo của bạn có thể bao gồm quảng cáo truyền thống hoặc Social MarketingContent MarketingEmail Marketing … Ngoài ra, việc tổ chức các chương trình giảm giá và ưu đãi đặc biệt cũng là một phần quan trọng của chiến lược khuyến mãi, giúp tạo ra doanh thu.

Việc xác định ngân sách cho các hoạt động khuyến mại cần phải dựa trên mục tiêu Marketing của doanh nghiệp, ngân sách tổng thể và đặc điểm cụ thể của sản phẩm. Quan trọng nhất là cân nhắc hiệu quả của từng chiến lược khuyến mãi, để đảm bảo rằng các khoản đầu tư được thực hiện một cách hợp lý và chi phí được tối ưu hóa.


Tin liên quan cùng chuyên mục Quảng Bá, Quảng Cáo