Nguyên nhân khiến oto chết máy giữa đường, khó khởi động, đèn mờ

Ngày đăng: 3/19/2024 11:43:18 AM - Ô tô - Toàn Quốc - 40
Chi tiết [Mã tin: 5210524] - Cập nhật: 59 phút trước

Trong quá trình sử dụng ô tô, không hiếm trường hợp xe của chúng ta đang đi trên đường bỗng dưng chết máy đột ngột. Điều này có thể đến từ tình trạng kỹ thuật xe, nhưng cũng có thể do cách xử lý của tài xế.


1. Bô bin đánh lửa và bugi bị trục trặc


Khi động cơ bị ngắt quãng là do hệ thống đánh lửa của ô tô bị trục trặc. Bô bin và bugi là những bộ phận chính trong hệ thống này, nếu có vấn đề sẽ làm cho tia lửa yếu hoặc không đúng thời gian, gây ảnh hưởng đến việc đốt cháy hỗn hợp khí và nhiên liệu, dẫn đến xe bị chết máy.


Dấu hiệu: Khi bô bin đánh lửa ô tô hay bugi ô tô bị hỏng, xe sẽ có những biểu hiện như động cơ suy giảm, rung giật, xe khó khởi động, nổ lâu và tiêu hao nhiều xăng. Trong trường hợp này, trên bảng đồng hồ của xe thường có đèn ‘cá vàng’ Check Engine sáng lên.


Cách khắc phục: Khi nhận thấy xe có những dấu hiệu như trên, nên kiểm tra và làm sạch bugi và toàn bộ hệ thống đánh lửa. Nếu bô bin, dây cao áp, bugi bị hao mòn nghiêm trọng nên thay mới để đảm bảo xe hoạt động tốt. Đặc biệt, bugi nên được làm sạch mỗi 20.000km và nên thay mới sau tối đa 100.000km.


2. Do nước làm mát


Khi hệ thống làm mát bị hỏng, xe ô tô cũng dễ bị hỏng theo. Nếu không sửa chữa kịp thời, động cơ có thể quá nóng, gây chết máy trên đường. Trường hợp nặng, mặt máy có thể bị cong, bó máy,…


Dấu hiệu: Khi xe bị lỗi hệ thống làm mát, nhiệt độ động cơ thường cao hơn bình thường. Lúc này, kim đồng hồ báo nhiệt độ nước sẽ leo thang bất thường, sau đó động cơ kêu to kèm theo một số tiếng đập lạ.


Cách khắc phục: Cần thường xuyên kiểm tra nước làm mát, nếu bị thất thoát, hao nước mát cần sửa chữa ngay. Trường hợp đang đi đường xe bị yếu, chết máy do hết nước làm mát, ngay lập tức dừng xe ở một nơi an toàn, mở nắp capo lên và chờ khoảng 20-30 phút cho nguội rồi bổ sung thêm nước làm mát.


Nếu không có nước làm mát thì có thể dùng tạm nước lọc, đợi đến khi nhiệt độ xuống mới tiếp tục hành trình. Trong quá trình di chuyển, cần thường xuyên quan sát nhiệt độ nước làm mát, nếu tiếp tục tăng cao, cần dừng xe lại ngay và có thể nhờ sự hỗ trợ của xe cứu hộ để đưa đến gara.


3. Do dầu nhớt


Dầu nhớt động cơ ô tô không chỉ có vai trò bôi trơn và giúp các chi tiết cơ khí hoạt động tốt mà còn có tác dụng giải nhiệt. Xe bị thiếu dầu, dầu bị rỉ ra ngoài hay dùng dầu kém chất lượng, bị ôi thiu,… dễ làm cho động cơ bị nóng quá mức, có thể gây chết máy khi xe đang chạy.


Dấu hiệu: Xe đi có cảm giác nặng, không bốc và có tiếng động cơ to bất thường. Có thể nhận biết lỗi này qua đèn báo áp suất dầu động cơ trên cụm đồng hồ trung tâm. Ngoài ra, nếu để ý kỹ có thể thấy xe bị rò dầu dưới gầm, trong khoang máy hoặc xe bị hao dầu nhiều hơn bình thường, một số trường hợp còn có thể có mùi hôi.


Cách khắc phục: Giống như xe bị cạn nước làm mát, khi phát hiện xe hết dầu nhớt thì nên dừng xe và đợi đến khi máy nguội rồi thêm dầu nhớt. Trường hợp không có dầu, nên đưa xe đến gara để kiểm tra lượng dầu và bổ sung, thay thế ngay. Đồng thời về lâu dài cần tìm ra nguyên nhân gây hao dầu nếu có để đảm bảo an toàn trên đường.


4. Bơm nhiên liệu bị hỏng


Bơm xăng (xe máy xăng) và bơm cao áp dầu (xe máy dầu) là bộ phận có nhiệm vụ bơm nhiên liệu qua vòi phun để vào buồng đốt, thực hiện quá trình đốt cháy tạo ra công suất. Bộ phận này thường rất bền nhưng khi bị hỏng, xe sẽ không thể chạy được, gây chết máy ngay cả khi đang đi trên đường bình thường.


Dấu hiệu: Bơm nhiên liệu bị hỏng thường xảy ra đột ngột và khó nhận biết. Khi đi đường, xe bị tắt máy đi và chân ga không còn tác dụng. Những trường hợp này, hầu hết sẽ không thể nổ máy lại được.


Cách khắc phục: Khi bị hỏng bơm xăng/bơm cao áp, cách khắc phục duy nhất là đưa xe đến gara để kiểm tra và thay bơm nhiên liệu mới.


5. Lọc nhiên liệu bị tắc


Nhiên liệu cần được làm sạch trước khi vào động cơ bằng cách qua bộ lọc nhiên liệu, nơi loại trừ các chất bẩn, cặn… Tuy nhiên, bộ lọc nhiên liệu có thể bị nhiễm bẩn theo thời gian và gây ra hiện tượng nghẽn lọc, khiến nhiên liệu không lưu thông được vào động cơ, gây ra hiện tượng xe bị tắt máy bất ngờ, đặc biệt là xe ô tô đang chạy.


Dấu hiệu: Động cơ nóng quá, xe chạy yếu không bốc, bị giật khi giảm ga và hay chết máy khi tăng ga.


Cách khắc phục: Nên thường xuyên kiểm tra và thay thế bộ lọc nhiên liệu. Thông thường sau 2 lần thay dầu nhớt thì nên thay lọc xăng 1 lần (khoảng 10.000-15.000 km).



6. Kim phun bị tắc


Nhiên liệu được kim phun bắn vào buồng đốt để đốt cháy trong động cơ. Tuy nhiên, kim phun có thể bị dính cặn bẩn sau một thời gian sử dụng, dù nhiên liệu đã được lọc trước đó. Điều này sẽ làm cho nhiên liệu phun ra không đều, thậm chí bị tắc.


Dấu hiệu: Xe bị giật khi chạy, vòng tua không ổn, máy yếu và có thể tắt máy đột ngột. Với xe số sàn, khi chuyển số vòng tua bị giảm nhiều, dễ tắt máy. Xe tiêu hao nhiên liệu nhiều.


Cách khắc phục: Khi nhận thấy hiện tượng này, nên mang xe đến gara để làm sạch kim phun. Nếu kim phun quá hỏng, hoặc quá cũ, nên thay kim phun mới. Kim phun nên được vệ sinh thường xuyên sau mỗi 20.000 km chạy.


Để tránh những rủi ro trên, Minh Thành Auto khuyên các chủ xe nên kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Cũng nên kiểm tra nước làm mát, dầu máy,… trước khi đi xa để an tâm hơn.



Tin liên quan cùng chuyên mục Ô tô