101 kiến thức chữa bỏng: tổn thương do bỏng điện và xử lý bị điện giật

Ngày đăng: 8/17/2022 5:56:26 PM - Dịch vụ - TP HCM - 137
Chi tiết [Mã tin: 4039291] - Cập nhật: 41 phút trước

Trong cuộc sống hiện đại, tình trạng bỏng điện có xu hướng gia tăng. Bỏng điện là một loại bỏng nặng, nếu như bỏng da hay bỏng nước sôi chỉ gây tổn thương ở da từ ngoài vào trong, thì bỏng điện gây tổn thương sâu như ngừng tim, thậm chí tổn thương nặng nề đến các cơ quan trong cơ thể. Vậy nên, nguyên nhân gây bỏng điện, các tổn thương do bỏng điện gây ra và xử lý các tình huống điện giật như thế nào là kiến thức ai cũng nên có. Hãy cùng Chữa Bỏng Sài Gòn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây để rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình!

☛ Tham khảo thêm: Bỏng xăng dầu nguy hiểm như thế nào?

Bỏng điện là gì?

Bỏng điện là loại bỏng nặng, xảy ra khi dòng điện tiếp xúc trực tiếp với cơ thể con người. Khi dòng điện đi qua cơ thể, điện sẽ làm hỏng các mô và cơ quan, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của con người.

Theo báo cáo tại Hoa Kỳ, khoảng 1.000 trường hợp tử vong mỗi năm do chấn thương điện (tỷ lệ tử vong là 3 – 5%). Tại Việt Nam, tuy chưa có thống kê cụ thể, nhưng mỗi năm số lượng xảy ra những vụ bỏng điện không phải là không có thậm chí có những năm xảy ra rất nhiều những vụ bỏng điện liên tiếp. 

93,6% số bệnh nhân giảm hoặc mất chức năng vận động, 51,6% số bệnh nhân tàn phế. Một con số cực cao minh chứng cho những hậu quả bỏng điện để lại trên cơ thể con người. 

Nguyên nhân bỏng điện

Nguyên nhân gây bỏng điện có thể đến từ nhiều phía và có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bỏng điện. Một vài nguyên nhân điển hình: 

  • Tai nạn lao động
  • Khi đi dưới trời mưa bão lớn bị sét đánh
  • Nghe điện thoại ngay gần đường điện cao thế
  • Tiếp xúc hoặc nhà cửa ở gần ngay đường dây điện cao thế
  • Vô tình tiếp xúc với đường dây điện bị đứt hay cột điện bị đổ

bỏng điệnBỏng điện

Biểu hiện của bỏng điện

Bỏng điện là một loại bỏng nặng và cũng đặc biệt nên biểu hiện của bỏng điện cũng khác với các loại bỏng khác. Nếu như bỏng nước sôi, bỏng bô xe,…gây ra cảm giác đau rát, các vùng bỏng bị ửng đỏ hoặc xuất hiện các nốt phỏng có chứa chất dịch bên trong thì bỏng điện gây ra các đốm đen tại vị trí có luồng điện đi qua. Sau một vài ngày, vùng da có luồng điện đi qua sẽ bắt đầu từ từ bị hoại tử hết. 

Tổn thương do bỏng điện gây ra

Tổn thương tại chỗ

Bỏng điện gây ra tổn thương tại chỗ rất nặng nề, chủ yếu ở điểm vào và điểm ra của luồng điện. Các vị trí biểu hiện cho việc tổn thương tại chỗ là bàn chân, bàn tay. Đối với trẻ em vô tình ng chạm vào điện thì hay bị tổn thương ở môi, lưỡi bởi do ngậm vào cực điện. Nếu như thời gian tiếp xúc với dòng điện cơ thể càng lâu thì sẽ gây ra tổn thương tại chỗ càng sâu và càng nặng. 

Tổn thương tại chỗ do bỏng điện gây ra thường biểu hiện thành những đám da bị hoại tử hình tròn hay hình bầu dục có màu vàng c hoặc màu xám đen. 

Bên cạnh đó, các lớp cơ và gân cũng có khả năng bị hoại tử. Riêng đối với các vùng xương trán hoặc xương sọ thì có thể sẽ bị thủng và hoại tử xương, dẫn tới chứng viêm màng não cực kỳ nguy hiểm. Những tổn thương mạch ở các chi thể gây chảy thứ phát và những tổn thương thần kinh gây ra tê liệt. Thậm chí, trong trường hợp không may nghiêm trọng hơn, có thể sẽ bị cắt bỏ toàn bộ phần chi bị hoại tử. 

Bỏng điện gây ra các biến chứng tại chỗ và sau khi khỏi bệnh thì có thể sẽ bị để lại những di chứng sau này. 

Tổn thương toàn thân

Ngoài việc gây ra các tổn thương tại chỗ, thì bỏng điện cũng gây ra tổn thương toàn thân cực kỳ nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng con người. Điện lực càng lớn thì sẽ càng ảnh hưởng đến các trung khu thần kinh, cụ thể: 

  • Nhẹ: các cơ đã bị co cứng lại nhưng tri giác vẫn còn tồn tại nguyên vẹn
  • Vừa: nạn nhân có thể bị điện giật bắn ra ngoài và rơi ngay xuống đất, gây tổn thương và mất tri giác. Ở cấp độ này, các cơ đã bị co cứng mạnh. 
  • Nặng: nạn nhân có thể sẽ bị rối loạn nhịp tim hoặc rối loạn hô hấp ngoài việc bị mất tri giác. 
  • Rất nặng: nạn nhân sẽ rơi vào tình trạng chết lâm sàng hoặc thậm chí sẽ bị tử vong do nhịp tim ngừng đập hoặc ngừng hô hấp. 

Nếu như nạn nhân được cấp cứu kịp thời và chính xác, mức độ của tổn thương toàn thân không quá nghiêm trọng thì có khả năng sẽ tránh được những tình trạng trên và chuyển sang thời kỳ của bệnh bỏng.

Các bước sơ cứu người bị điện giật

Thực hiện các hành động này ngay lập tức: 

  • Tắt nguồn điện nếu có thể. Nếu không, hãy sử dụng một vật khô, không dẫn điện bằng bìa cứng, nhựa hoặc gỗ để di chuyển nguồn ra xa bạn và người bị thương. Điện được ngắt càng sớm thì mức độ tổn thương mà người bị nạn gánh chịu càng thấp, càng dễ cứu chữa.

Tắt nguồn điệnTắt nguồn điện

  • Cẩn thận ở những khu vực ẩm ướt như phòng tắm, khu vực hồ bơi và nền đất ẩm ướt. Nước là chất dẫn điện và bạn có thể bị điện giật. Nếu bạn không chắc chắn về khu đất ẩm ướt, hãy đảm bảo rằng nguồn điện chính của ngôi nhà hoặc tòa nhà đã được tắt.
  • Bắt đầu hô hấp nhân tạo nếu người đó bất tỉnh và ngừng thở, ho.

hô hấp nhân tạo

  • Cố gắng tránh cho người bị thương bị lạnh.


Trong mọi tình huống khẩn cấp, hãy luôn giữ bình tĩnh và có cách xử lý phù hợp, đúng cách, an toàn.

Song song đó, gọi điện đến các bệnh viện, cơ sở y tế để được hỗ trợ. Hotline của Chữa Bỏng Sài Gòn là 0948381688, mọi người có thể gọi bất cứ lúc nào để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời trong mọi tình huống.

🏥 Chữa Phỏng – Bỏng Sài Gòn🏥

Tự Tạo Màng Sinh Học (Không băng bó, Không rửa vết thương)

☎️ Hotline/Zalo: 0948381688

Fanpage: Chữa Phỏng – Bỏng Sài Gòn

Inbox Page: m.me/chuabongsaigon

Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ