3 hoạt động phát triển vị giác cho trẻ mầm non

Ngày đăng: 7/21/2025 4:56:03 PM - Lĩnh vực khác - Toàn Quốc - 2
  • ~/Img/2025/7/3-hoat-dong-phat-trien-vi-giac-cho-tre-mam-non-01.jpg
  • ~/Img/2025/7/3-hoat-dong-phat-trien-vi-giac-cho-tre-mam-non-02.jpg
~/Img/2025/7/3-hoat-dong-phat-trien-vi-giac-cho-tre-mam-non-01.jpg ~/Img/2025/7/3-hoat-dong-phat-trien-vi-giac-cho-tre-mam-non-02.jpg
Chi tiết [Mã tin: 6128790] - Cập nhật: 6 phút trước

Hoạt động phát triển vị giác cho trẻ mầm non là phần quan trọng trong giáo dục giác quan - nền tảng giúp trẻ khám phá và cảm nhận thế giới thông qua trải nghiệm thực tế. Thông qua các trò chơi và hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trẻ không chỉ học cách nhận biết các vị cơ bản như chua, ngọt, mặn, đắng mà còn hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, mở rộng vốn từ mô tả và tăng cường sự tự tin khi thử những điều mới lạ.

Ý nghĩa hoạt động phát triển vị giác cho trẻ mầm non

Phát triển vị giác cho trẻ mầm non là quá trình giúp trẻ nhận biết, phân biệt và làm quen với các vị cơ bản như chua, ngọt, mặn, đắng,... Thông qua các trò chơi, hoạt động trải nghiệm ẩm thực hoặc các bữa ăn hằng ngày, trẻ được khuyến khích sử dụng vị giác để khám phá thế giới thực phẩm xung quanh mình. Đây là một phần quan trọng trong giáo dục giác quan - nền tảng của phương pháp giáo dục sớm giúp trẻ phát triển toàn diện.

Ý nghĩa của việc phát triển vị giác không dừng lại ở việc trẻ ăn ngon miệng hơn hay biết chọn lựa thực phẩm. Hoạt đồng nhằm hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, nâng cao khả năng ngôn ngữ khi trẻ mô tả hương vị và cảm xúc, đồng thời tăng cường sự tự tin khi tiếp xúc với những điều mới lạ. Trẻ có vị giác tinh tế cũng thường phát triển khả năng cảm nhận tốt hơn trong các giác quan khác, từ đó hỗ trợ quá trình học tập và giao tiếp hiệu quả.

Khám phá 3 hoạt động phát triển vị giác cho trẻ mầm non

Trò chơi “Bữa tiệc nếm thử 5 vị”

  • Mục đích: Giúp trẻ làm quen, nhận biết và gọi tên 5 vị cơ bản trong ẩm thực: Chua, ngọt, mặn, đắng và umami (vị ngọt thịt). Thông qua trải nghiệm nếm thử, trẻ phát triển khả năng cảm nhận vị giác, mở rộng vốn từ mô tả và xây dựng nền tảng cho thói quen ăn uống đa dạng, lành mạnh.
  • Chuẩn bị: Khay gồm 5 loại thực phẩm tương ứng với 5 vị: Miếng chuối (ngọt), lát chanh hoặc khế (chua), bánh quy mặn (mặn), mẩu khổ qua luộc (đắng) và rong biển hoặc ruốc (umami). Có thể chuẩn bị thêm khăn giấy và nước lọc để trẻ làm sạch vị trước khi thử món tiếp theo.
  • Hướng dẫn: Cho trẻ quan sát và lần lượt nếm từng món, kết hợp mô tả cảm giác khi nếm. Ba mẹ khuyến khích trẻ gọi tên vị và biểu đạt cảm xúc: “Con thấy vị này như thế nào?”, “Có quen không?”. Khi trẻ đã quen, có thể nâng mức độ bằng cách yêu cầu trẻ nhắm mắt và đoán vị chỉ qua nếm thử.

Phát triển vị giác qua trò chơi “Đoán tên rau củ quả”

  • Mục đích: Kích thích sự phối hợp giữa vị giác, khứu giác và xúc giác nhằm giúp trẻ tăng cường khả năng nhận biết, phân tích và ghi nhớ đặc điểm của các loại thực phẩm quen thuộc. Trò chơi còn khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ mô tả và phát triển tư duy cảm quan toàn diện.
  • Chuẩn bị: Các loại rau củ quả đã được cắt miếng nhỏ như: Táo, dưa hấu, cà rốt, dưa chuột… Khăn bịt mắt, khăn lau tay và nước để súc miệng. Nên chọn nguyên liệu quen thuộc, có hương vị và kết cấu khác nhau rõ rệt để trẻ dễ phân biệt.
  • Hướng dẫn: Bịt mắt trẻ và đưa từng loại rau củ quả cho trẻ cầm, ngửi và nếm, đặt các câu hỏi định hướng như: “Con ngửi thấy mùi gì?”, “Kết cấu cứng hay mềm?”, “Vị này quen không?”, từ đó khuyến khích trẻ suy đoán và gọi tên món. Trò chơi này giúp trẻ rèn luyện sự tập trung, tăng khả năng sử dụng các giác quan một cách linh hoạt và cảm nhận thế giới bằng nhiều cách khác nhau ngoài thị giác.

Hoạt động phát triển vị giác cho trẻ mầm non: Mũi tên vị giác

  • Mục đích: Giúp trẻ rèn luyện khả năng phân biệt và gọi tên các vị cơ bản thông qua hoạt động quay mũi tên ngẫu nhiên. Trẻ phát triển khả năng cảm nhận vị giác một cách tự nhiên, tăng sự chủ động trong việc khám phá hương vị và diễn đạt cảm xúc cá nhân.
  • Chuẩn bị: Một vòng quay có mũi tên chỉ các vị khác nhau (chua, ngọt, mặn, đắng…). Chuẩn bị thực phẩm mẫu đại diện cho từng vị như lát chanh (chua), viên kẹo (ngọt), bánh quy mặn (mặn), miếng khổ qua nhỏ (đắng)…
  • Hướng dẫn: Trẻ sẽ lần lượt quay mũi tên. Khi mũi tên dừng lại ở vị nào, trẻ sẽ được nếm thử thực phẩm tương ứng và đoán tên vị đó. Người hướng dẫn khuyến khích trẻ mô tả cảm giác sau khi nếm: “Con thấy vị này như thế nào?”, “Con có đoán được đây là vị gì không?”. 

Hoạt động phát triển vị giác cho trẻ mầm non là cách để nuôi dưỡng cảm xúc, tư duy và khả năng biểu đạt ngôn ngữ ngay từ những trải nghiệm đầu đời. Khi trẻ được khuyến khích khám phá hương vị thông qua các trò chơi và hoạt động thực tế, các giác quan khác cũng được kích thích phát triển đồng đều, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình học tập và trưởng thành.

Liên hệ ngay với ME School để được tư vấn về các hoạt động phát triển giác quan theo phương pháp Montessori và Nature Inspired - giúp con yêu khám phá thế giới bằng tất cả các giác quan.

  • Số điện thoại: 077 999 6000
  • Email: mecare@meschool.vn

Khám phá thêm về ME School tại:

Facebook | Instagram | Tiktok

#meschool #meschoolmontessori #mamnon #truongmamnonsongngu #truongmamnonmontessori #hoatdongphattrienvigiacchotremamnon



Tin liên quan cùng chuyên mục Lĩnh vực khác