Ăn tôm có giúp tăng chiều cao không ?

Ngày đăng: 8/24/2021 1:02:38 AM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 265
Chi tiết [Mã tin: 3408470] - Cập nhật: 16 phút trước


Ăn tôm có giúp tăng chiều cao không ?

Tôm được xem là một thực phẩm giàu canxi ,có hàm lượng canxi vô cùng lớn, một trong những dưỡng chất thúc đẩy phát triển xương ở trẻ. Trung bình 100g tôm có thể bổ sung đến 1.120 mg Canxi, giúp xương chắc khỏe và phát triển tốt, thúc đẩy chiều cao tăng trưởng tối đa. 


Bộ phận nào của tôm chứa nhiều canxi nhất?


Thịt tôm mới là bộ phận chứa nhiều canxi trong tôm


Nhiều người cho rằng ăn tôm để bổ sung canxi và phần vỏ tôm có chứa nhiều canxi nhất nên thường cố gắng ăn sạch sẽ. Tuy nhiên thực tế vỏ tôm không phải phần chứa nhiều canxi nhất trong tôm. PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách Khoa lý giải vỏ tôm không hề giàu canxi như những lời đồn thổi. Nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng. 

“Vỏ tôm chỉ là chất kittin (một dạng polymer) tạo nên vỏ của các loại giáp xác chứ không chứa nhiều canxi, thậm chí chất này khi ăn vào còn khó tiêu hóa”, PGS Thịnh nói.


1. 3 Món ăn từ tôm giúp trẻ tăng chiều cao tự nhiên .


1. 1Su su xào tôm


Nguyên liệu: 


- Ngọn su su


- Tôm nước ngọt


- Tỏi, dầu ăn, gia vị, hạt nêm.

Chế biến: Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, rút đường chỉ đen trên lưng. Cho tôm vào một cái bát, cho tỏi, dầu ăn, gia vị vào tẩm ướp. Rau su su nhặt lấy phần non, tước bỏ xơ, bẻ thành miếng cỡ 5cm, rửa sạch.

Bạn bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn và phi tỏi đến khi dậy mùi, cho tôm đã ướp gia vị vào xào cho săn. 


Sau đó cho ngọn su su và đảo đều, xào chín tới, ăn vẫn có độ giòn là ngon nhất. Gần bắc ra thì nêm nếm thêm chút gia vị cho vừa miệng rồi bày ra đĩa.


1.2. Tôm hấp nước dừa


Vị beo béo của tôm kết hợp với vị béo và ngọt thanh của nước dừa là đặc trưng của món ăn này. Sự kết hợp của hai loại nguyên liệu này cộng với một chút khéo léo trong quá trình chế biến sẽ tạp ra món ăn có vị rất tuyệt và vô cùng hấp dẫn cho thực đơn tăng chiều cao. 


Nguyên liệu: 


- 1 quả dừa tươi


- 400 gram tôm sú


- 1 quả cà chua, 1 quả dưa chuột 


- Rau thơm, hành củ, gia vị.


Cách làm: 


Tôm mua về rửa sạch, cắt bớt phần râu, để ráo nước, cho tôm vào một cái bát rồi cho gia vị vào ướp. Cho nước dừa vào nồi hấp, đập dập củ hành tím, nấu nước dừa cho sôi, nêm nếm ít muối, bột ngọt cho vừa ăn, cho tôm vào đảo đều. Hấp cho tôm chín và thấm ngọt vị nước dừa rồi tắt bếp. 


Lấy tôm xếp quanh miệng trái dừa, nấu sôi lại nước hấp tôm rồi đổ chung vào trái dừa. Dùng cà chua, dưa chuột, rau thơm trang trí bên ngoài. Rất nhanh chóng và đơn giản bạn có ngay được món ăn hấp dẫn cho thực đơn tăng chiều cao từ tôm. 


1.3.Trứng chiên tôm


Nguyên liệu: 


- 200g tôm bóc vỏ


- 2 quả trứng


- 1 ít hành lá, 1 thìa súp rượu trắng, gia vị.


Cách làm:


Ướp tôm với bột bắp, gia vị và rượu trắng để khử mùi tanh cho tôm. Đánh tan trứng và cho thêm chút gia vị. Bạn tiến hành cho trứng vào chảo sâu, chiên sơ, rồi dùng thìa gỗ đảo phần trứng cho tơi ra. 


Sau đó, cho tôm vào chảo đảo đều tôm với trứng cho đến khi tôm chuyển sang màu hồng là được. Thêm hành lá vào chảo rồi lấy ra đĩa dùng nóng.


2. Những bộ phận nào của tôm không nên ăn?


2.1. Đầu tôm

Đầu tôm là phần chứa chất thải của tôm và dễ tích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Độc tính của asen thường rất mạnh, nếu ăn nhiều có thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Vì vậy, khi mua tôm cần chú ý nếu đầu tôm chuyển màu đen có khả năng nhiễm kim loại, các chất độc hại, ký sinh trùng. Chế biến sạch sẽ tôm to, loại bỏ đầu để đảm bảo an toàn.



2.2. Vỏ tôm

Sự thật là canxi trong vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít. Vỏ tôm có thành phần chính là kittin khiến vỏ cứng, một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. 

Ngoài ra, vỏ của một số loài tôm tương đối khó tiêu hóa, nên thường sẽ bị đào thải ra ngoài. Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn vỏ tôm bởi dễ bị hóc.



2.3. Đường chỉ đen trên lưng tôm

Đường chỉ màu đen hoặc trắng ở lưng tôm còn được gọi là chỉ tôm. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng. Đường này thường chỉ nhìn thấy ở những con tôm to.

Ăn đường chỉ tôm không có hại gì đến sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm đã chết ở nhiệt độ cao khi nấu. Tuy nhiên bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm để món ăn được sạch và yên tâm hơn.


Lưu ý không ăn tôm khi đang uống bia bởi tôm sản sinh ra axit uric (nguyên nhân gây bệnh gout, sỏi thận…) và khi uống đồng thời với bia sẽ đẩy nhanh tốc độ hình thành của acid uric. Lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm từ đó dễ dàng mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, vô cùng có hại cho sức khỏe.


>>> Tham Khảo thêm : Lập kế hoạch thực đơn tăng chiều cao trong 1 tuần 



 


Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé