Bà bầu dùng miếng dán chống say xe được không?

Ngày đăng: 6/6/2022 1:49:44 PM - Thực phẩm, đồ uống - Toàn Quốc - 295
Chi tiết [Mã tin: 3882805] - Cập nhật: 15 phút trước

Bà bầu dùng miếng dán chống say xe có được không?

  • Lí do bạn bị say xe xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chính là do cơ quan tiền đình trong tai tạo ra. Khi di chuyển bằng xe ô tô hay tàu trên quãng đường dài thì thông thường xe sẽ đi với vận đốc không đều, lúc nhanh lúc chậm cùng với sự rung lắc, dao động chòng chành thay đổi liên tục trong suốt quá trình di chuyển. Nếu cơ thể bạn không thích nhanh được với các thay đổi liên tục này hoặc cơ quan tiền đình yếu, không vững sẽ dẫn đến tình trạng say xe.

Triệu chứng điển hình của say tàu xe là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, bủn rủn tay chân…

  • Miếng dán chống say xe hay miếng dán chống nôn được sử dụng để hạn chế các triệu chứng say xe. Khác với miếng dán giảm đau chỉ có tác dụng tại vùng tiếp xúc với miếng dán. Miếng dán chống say xe có tác dụng lên toàn bộ cơ thể nghĩa là các thành phần trong miếng dán chống say xe sẽ xuyên qua da và có tác dụng giống như uống thuốc.
  • Đối với những bà bầu cần di chuyển quãng đường dài nhưng lại say xe thì sử dụng miếng dán chống say xe có được không? Đối với bà bầu đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu việc sử dụng thuốc là rất nhạy cảm. Đối với việc sử dụng miếng dán chống say xe cũng nên thận trọng vì miếng dán chống say xe thấm qua da và đi vào cơ thể giống như thuốc vì vậy nó chính là thuốc. Theo khuyến cáo thì bà bầu không nên sử dụng miếng dán chống say xe.

Tuy chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc uống thuốc chống say xe sẽ gây sảy thai. Tuy nhiên đối với bà bầu việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng nên thận trọng đặc biệt đối với bà bầu cơ thể nhạy cảm và bà bầu trong 3-4 tháng đầu của thai kỳ. Việc sử dụng thuốc không đúng cách sẽ kiến thai nhi bị ảnh hưởng, sảy thai hoặc dị tật thai nhi vì vậy trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc nào bà bầu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Ưu – Nhược điểm của miếng dán chống say xe.

Ưu điểm của miếng dán chống say xe:

Miếng dán chống say xe có kích thước nhỏ gọn, tiện dụng để mang theo khi di chuyển xa. Về mặt chuyển hóa miếng dán chống say xe không bị biến đổi hấp thu và bị chuyển hóa bởi gan như đa phần các thuốc chống say xe thông thường. Vì vậy miếng dán chống say xe sẽ cung cấp dược tính liên tục trong thời gian dài mà không cần dùng uống thuốc nhiều lần trong ngày. Khi muốn dừng chỉ cần bóc miếng dán phía sau tai ra là được.

Nhược điểm của miếng dán chống say xe:

Ngoài những ưu điểm như trên thì miếng dán chống say xe cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong miếng dán chống say xe có chứa dược chất Scopolamine rất độc hại. Nếu dùng quá liều có thể gây ra các phản ứng có hại thậm chí gây mất tỉnh táo và rơi vào tình trạng bị thôi miên.

Là miếng dán nhưng miến dán chống say xe có tính chất tác động như thuốc uống hoặc tiêm. Miếng dán có chứa scopolamine là một chất có tác dụng xuyên qua da, đi trực tiếp vào và phát huy tác dụng chống co thắt. chống buồn nôn và giảm nôn… Tuy nhiên các thành phần dược chất trong miếng dán say xe có thể gây khô miệng, táo bón, rối loạn điều tiết mắt, ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm.

Không nên dùng nhiều miếng dán chống say xe cùng một lúc vì thuốc sẽ ngấm trực tiếp vào cơ thể và thẩm thấu vào với liều lượng cao sẽ gây ngộ độc thuốc và biến chứng nguy hiểm như: sinh ra ảo giác, co giật, tim đập nhanh, huyết áp tăng cao,…

Những lưu ý khi sử dụng miếng dán chống say xe.

  • Khi sử dụng miếng dán chống say xe nên dán vào vùng da khô phía sau tai từ 4-6 tiếng trước khi di chuyển để dược liệu trong miếng dán chống say xe có thời gian thấm vào cơ thể và phát huy tác dụng.
  • Tuyệt đối không dán vào vùng da bị hở, trầy xước, kích ứng… vì sẽ làm tăng khả năng hấp thụ thuốc vào cơ thể một cách đột ngột sẽ gây ngộ độc thuốc rất nguy hiểm.
  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, lưu ý các vấn đề như dán, thời gian dán trước khi lên xe, thời gian giữa các lần dán tiếp theo,…để hạn chế thấp nhất những tác dụng phụ mà miếng dán chống say xe mang tới cho cơ thể.
  • Nhiều người mang tâm lý lo lăng cũng như sốt ruột khi dán thuốc phải chờ tới 4-6 tiếng mới có tác dụng nên thường dán cùng một lúc nhiều miếng dán. Như vậy là hoàn toàn phản khoa học và gây ra các phản ứng ngược nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Tuyệt đối không sử dụng miếng dán chống say xe và uống thuốc chống say xe kết hợp với nhau. Vì miếng dán chống say sẽ có tác dụng tương tự thuốc vì vậy khi dùng kết hợp của thuốc và miếng dán sẽ khiến người dùng rơi vào tình trạng dùng thuốc quá liều gây nhiều tác hại đáng nguy hiểm.
  • Không sử dụng miếng dán chống say xe cho trẻ em dưới 8 tuổi. Đối với trẻ em từ 8-15 tuổi chỉ nên dùng một nửa miếng dán chống say xe. Nếu trẻ nhỏ sử dụng miếng dán chống say xe mà xuất hiện các triệu chứng như khô miệng, táo bón, đau đầu, nôn ói, mờ mắt thì nên dừng sử dụng và quan sát tình hình nếu có bất cứ diễn biến nào bất thường thì nên liên hệ với bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị kịp thời.
  • Đặc biệt với bà bầu và người mẫn cảm với scopolamine thì không nên sử dụng, nếu không may có các triệu chứng tiêu cực khi sử dụng miếng dán chống say xe thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ và báo cáo chính xác các loại thuốc bạn đã sử dụng để bác sĩ có cách xử trí kịp thời tránh gây những hậu quả đáng tiếc cho bà bầu cũng như thai nhi.
  • Sau khi bóc miếng dán chống say xe ra bạn nên rửa tay để tránh thuốc bị dịch vào đồ ăn, đồ uống và tiếp tụ c đi vào cơ thể gây nên những hậu quả đáng tiếc.
  • Người có suy giảm chức năng gan, thận thì tuyệt đối không nên sử dụng miếng dán chống say xe chung với các chất kích thích chứa cồn hay các loại thuốc kháng histamin.

Xem thêm bài viết:



Tin liên quan cùng chuyên mục Thực phẩm, đồ uống