Bày biện mâm cúng ngày tết? những nguyên liệu cần có trong mâm cúng ngày tết

Ngày đăng: 1/29/2024 10:19:27 AM - Khác - Toàn Quốc - 120
Chi tiết [Mã tin: 5134921] - Cập nhật: 10 phút trước

1. Mâm cỗ Tết là gì?

Trong truyền thống của người Việt Nam, mỗi dịp Tết đến xuân về mọi người đều mong muốn được sum vầy tụ họp và chuẩn bị một mâm cỗ Tết thật đầy đủ, tươm tất và thịnh soạn để dâng lên ông bà tổ tiên với mong ước một năm bình an, suôn sẻ, phát tài. Chính vì vậy, dù nhiều hay ít thì mâm cỗ Tết vẫn luôn phải được chăm chút thật tỉ mỉ và chỉn chu.


[​IMG]


2. Ý nghĩa mâm cỗ Tết của người Việt

Không chỉ đơn giản là một mâm cỗ thông thường, trong mâm cỗ Tết của người Việt còn chứa đựng rất nhiều ý nghĩa quan trọng như:


2.1. Thể hiện tấm lòng biết ơn và kính trọng đối với ông bà, tổ tiên

Mâm cúng ngày Tết thể hiện sự tưởng nhớ, biết ơn đối với ông bà tổ tiên cũng như mong muốn một năm mới vạn sự may mắn và bình an. Chính vì thế, những ngày trước Tết, mọi gia đình đều tất bật dọn dẹp, sắm sửa, trang trí ngôi nhà của mình sao cho sạch đẹp và tươm tất nhất.


Xem thêm:


LỰA CHỌN QUÀ TẶNG TẾT SANG TRỌNG CAO CẤP NĂM 2024


GỢI Ý QUÀ TẾT TẶNG GIA ĐÌNH XU HƯỚNG QUÀ TẶNG NĂM 2024


3. Mâm cúng ngày tết chưng gì?

Ngoài các món mặn, bàn thờ cúng ngày Tết cần chuẩn bị thêm một vài những thứ khác. Có thể liệt kê như mâm ngũ quả, hoa tươi, tiền vàng, nến, trầu cau, rượu, bánh chưng,...


Dọn bàn thờ ngày tết là công việc mà mỗi gia đình cần làm một cách cẩn thận và chu toàn. Mâm cơm cúng trên bàn thờ ngày tết cần chuẩn bị đủ đầy. Tùy vào phong tục của mỗi vùng miền mà mâm cúng trong ngày tết sẽ có sự thay đổi. Hãy thể hiện tấm lòng của mình đối với trời đất và tổ tiên bằng mâm cúng trang nghiêm.


[​IMG]


4. Cách chuẩn bị mâm cúng ngày Tết theo từng vùng miền

Theo quyển Tín ngưỡng Việt Nam của tác giả Lưu Ánh được NXB trẻ xuất bản và lưu hành, thì mâm cỗ mùng 1 Tết gồm mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Cỗ mặn hay cỗ chay đều được nhưng phải chuẩn bị kĩ càng và bày trí trang nghiêm, chỉnh chu.


4.1. Mâm cỗ miền Bắc

Mâm cỗ miền Bắc thường sẽ đầy đủ 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương. Ngoài ra, những gia đình cầu kì hơn thì sẽ có đến 6 bát, 6 đĩa hoặc thậm chí 8 bát, 8 đĩa.


4.2. Mâm cỗ miền Nam

Mâm cỗ miền Nam thì thường đơn giản và phụ thuộc nhiều vào kinh tế gia đình, thể hiện sự trù phú, màu mỡ của vùng miền, không quá chú trọng sự cầu kì như miền Bắc.


Hai món ăn xuất hiện rất nhiều trong mâm cỗ đó chính là thịt kho trứng và canh khổ qua. Với mong muốn một năm tốt đẹp, sung túc nên hầu như không thể thiếu ở mâm cỗ miền Nam.


4.3. Mâm cỗ chay

Quan niệm một số gia đình theo Phật giáo thì ngày đầu năm không nên sát sinh. Do đó thay vì chuẩn bị mâm cỗ mặn, người ta chuẩn bị mâm cỗ chay. Một vài món ăn thường xuất hiện đó là:


  • Rau củ xào chay: Chẳng hạn như cà rốt, bắp non, nấm, cải thảo,...
  • Đậu hũ: Một món ăn cực kì quen thuộc với những ai ăn chay. Đậu hũ có thể được biến tấu với cách chiên xù, đậu hũ xào nấm, đậu phụ tứ xuyên,...
  • Canh nấm chay: Trong mâm cúng hay mâm cơm, dù mâm chay hay mâm mặn thì cũng đều phải có một bát canh. Chỉ đơn giản là bạn chọn những loại nấm, rau củ yêu thích, không cần quá cầu kì.
  • Món xôi: Xuất hiện ở cả mâm cỗ mặn và chay, xôi luôn có mặt trên mâm cúng ngày Tết. Có thể là xôi đậu xanh, xôi gấc, xôi lá dứa,...


[​IMG]


Rượu linh vật Rồng, sản phẩm chưng tết gia tăng thêm sự đẳng cấp, sang trọng,..với ý nghĩa đem lại may mắn, tài lộc và thành công.


5. Các kiêng kỵ trong mâm cỗ cúng ngày tết, mùng 1, 2, 3

Các mâm cỗ cúng trong ba ngày Tết là cốt lõi của cỗ Tết, đều được chuẩn bị với lòng tôn kính, biết ơn đối với thần phật, tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người thân và khách khứa. Tùy thuộc điều kiện của gia đình, gia chủ sẽ bày biện những sản vật, món ăn ngon quý nhất của gia đình mình để cúng tế và thưởng thức.


Riêng mâm cỗ cúng hết Tết (phổ biến trong ngày mùng Ba) cần bày thêm gạo, muối và các món làm sẵn nhưng chưa dùng hết như giò, nem, bánh kẹo, trái cây... ngụ ý chu cấp cho tổ tiên, làm quà khi tiễn đưa các vị thần phật, tổ tiên.


Điểm khác biệt giữa các món ăn trên mâm cỗ cúng ngày Tết của người Việt chủ yếu do đặc điểm thời tiết, khí hậu và tập quán địa phương. Các món truyền thống đều được làm từ sản vật địa phương nên điểm khác nhau về hương vị mang đặc tính thổ nhưỡng, khẩu vị, phương pháp chế biến, bảo quản và tên gọi.


Cỗ Tết miền Bắc không thể không nhắc đến bánh chưng, bánh dầy, giò, nem, thịt nấu đông, canh măng khô, thịt mỡ, dưa hành. Miền Trung, miền Nam có bánh tét, bánh tổ, thịt lợn ngâm mắm, thịt heo kho hột vịt, dưa kiệu, dưa món, canh khổ qua... Tất cả tạo nên một bức tranh rực rỡ màu sắc, đa dạng, phong phú về hương vị nhưng có cùng ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tốt đẹp.

Tin liên quan cùng chuyên mục Khác