Bé tháng đi học được chưa? gợi ý đưa ra lựa chọn phù hợp

Ngày đăng: 7/17/2025 11:31:32 AM - Lĩnh vực khác - Hà Nội - 4
  • ~/Img/2025/7/be-18-thang-di-hoc-duoc-chua-goi-y-dua-ra-lua-chon-phu-hop-01.png
  • ~/Img/2025/7/be-18-thang-di-hoc-duoc-chua-goi-y-dua-ra-lua-chon-phu-hop-02.png
~/Img/2025/7/be-18-thang-di-hoc-duoc-chua-goi-y-dua-ra-lua-chon-phu-hop-01.png ~/Img/2025/7/be-18-thang-di-hoc-duoc-chua-goi-y-dua-ra-lua-chon-phu-hop-02.png
Chi tiết [Mã tin: 6120481] - Cập nhật: 29 phút trước

Bé tháng đi học được chưa? Đây là câu hỏi nhiều bậc phụ huynh đặt ra khi con bước sang giai đoạn chập chững biết đi và bắt đầu khám phá thế giới xung quanh. Mặc dù theo quy định, trẻ từ 3 tháng đến 36 tháng đã đủ điều kiện để theo học tại các nhóm trẻ hoặc lớp nhà trẻ. Tuy nhiên, quyết định cho con đến trường không chỉ dựa vào độ tuổi, mà cần xét đến nhiều yếu tố liên quan đến khả năng vận động, giao tiếp, tâm lý,... 

Bé tháng đã đủ điều kiện để đi học chưa?

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hệ thống giáo dục mầm non tại Việt Nam chia thành hai giai đoạn: Nhà trẻ (03 - 36 tháng tuổi) và mẫu giáo (03 - 06 tuổi). Điều này đồng nghĩa với việc bé tháng tuổi hoàn toàn đủ điều kiện để tham gia vào lớp nhà trẻ tại các cơ sở mầm non công lập lẫn tư thục, nếu đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.

Tuy nhiên, câu chuyện “được đi học” không đồng nghĩa với “nên đi học”, mặc dù pháp luật đã cho phép, nhưng thực tế, quyết định nằm ở sự sẵn sàng của trẻ lẫn điều kiện gia đình. Một số trẻ tháng tuổi đã có thể tự chơi, giao tiếp cơ bản và ít bám ba mẹ, đây là dấu hiệu trẻ có thể bắt đầu hành trình làm quen với môi trường mới.

Nhưng nếu bé còn thường xuyên ốm vặt, tâm lý chưa ổn định hoặc gia đình chưa tìm được trường học phù hợp, thì việc tạm hoãn đi học không hề là bước lùi, mà là cách tôn trọng nhịp độ phát triển của mỗi đứa trẻ.

 Những dấu hiệu cho thấy bé tháng có thể đi học

Không phải mọi em bé tháng tuổi đều sẵn sàng đến lớp, vì thế trước khi quyết định cho con đi học, ba mẹ cần quan sát kỹ các biểu hiện về thể chất, tâm lý và hành vi, cụ thể:

Bé có tính độc lập tương đối

Tính độc lập ở trẻ tháng không đồng nghĩa với việc bé hoàn toàn tách khỏi người lớn, mà là việc bé có thể cảm thấy an toàn dù ba mẹ không ở bên liên tục. Nếu trẻ sẵn sàng chơi một mình trong thời gian ngắn, chủ động làm quen với người lạ (như hàng xóm, bạn nhỏ ở công viên, người giữ trẻ,...), hoặc không quá hoảng loạn khi ba mẹ rời khỏi phòng trong vài phút.

Những dấu hiệu trên có thể thấy trẻ đã có khả năng tự trấn an, đây là những nền tảng quan trọng để thích nghi với môi trường mầm non. Ngoài ra, khi có xu hướng tò mò, khám phá không gian mới, không sợ hãi khi thay đổi bối cảnh sinh hoạt (ví dụ: về quê, đi nhà bạn chơi,...) cũng là những tín hiệu cho khả năng hòa nhập tốt.

Bé đã phát triển vận động và kỹ năng cơ bản

Ở độ tuổi này, bé cần có khả năng vận động ở mức nhất định để có thể tham gia vào các hoạt động tại trường. Chẳng hạn như đi vững mà không cần hỗ trợ, biết cúi xuống nhặt đồ, leo lên ghế thấp, tự đứng dậy khi ngã,.... là những kỹ năng vận động thô cần thiết để con di chuyển an toàn trong lớp học.

Bên cạnh đó, kỹ năng vận động tinh như cầm thìa, lật sách, xếp khối gỗ, cầm bút sáp vẽ nguệch ngoạc,.... giúp bé tham gia vào giờ ăn, giờ chơi và hoạt động học tập chủ động hơn. Nếu bé đã biết tự chơi độc lập trong 5 - 10 phút, điều này cho thấy trẻ có khả năng tập trung và điều chỉnh hành vi, đầy đều là những yếu tố cần thiết trong môi trường tập thể.

Bé biết thể hiện nhu cầu

Dù chưa nói rõ ràng thành câu, trẻ tháng thường đã có khả năng giao tiếp đơn giản qua nhiều hình thức: Chỉ tay, lắc đầu, gật đầu, đưa đồ cho người khác hoặc phát âm những từ đơn như “mẹ”, “ba”, “bánh”, “nước”, “đi chơi”,... Nếu bé đã biết dùng hành vi hoặc từ ngữ để thể hiện nhu cầu như khi đói, khát, buồn ngủ, khó chịu, hoặc cần giúp đỡ, điều đó chứng tỏ trẻ có nền tảng giao tiếp bước đầu.

Đây là yếu tố rất quan trọng để cô giáo có thể hiểu và phản hồi đúng cách với nhu cầu của con, tránh trường hợp bé không được đáp ứng nhu cầu, dẫn đến khó chịu, quấy khóc. Ngoài ra, việc bé chủ động giao tiếp còn là tiền đề thúc đẩy phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ hơn khi được học trong môi trường giao tiếp tích cực tại lớp học.

Có thể thấy, mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, nên quyết định cho bé đi học lúc tháng tuổi cần dựa trên sự quan sát tinh tế và thấu hiểu từ cha mẹ. Nếu con đã có những dấu hiệu tích thì việc đến lớp có thể là bước ngoặt giúp bé phát triển kỹ năng xã hội và tự lập. Tại ME School, với chương trình giáo dục mầm non toàn diện và đội ngũ giáo viên yêu trẻ, bé sẽ được đồng hành và hỗ trợ từng bước trên hành trình khám phá.

  • Số điện thoại: 077 999 6000
  • Email: mecare@meschool.vn

Khám phá thêm về ME School tại:

Facebook | Instagram | Tiktok


Tin liên quan cùng chuyên mục Lĩnh vực khác