Bị tạm giữ và bị tước giấy phép lái xe khác nhau như thế nào?

Ngày đăng: 11/27/2024 1:53:51 PM - Ô tô - Toàn Quốc - 9
Chi tiết [Mã tin: 5702970] - Cập nhật: 7 phút trước

Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa việc bị tạm giữ và bị tước giấy phép lái xe, đặc biệt là câu hỏi liệu khi bị tạm giữ bằng lái có được phép tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông hay không. Đây là vấn đề quan trọng mà bất kỳ người tham gia giao thông nào cũng cần hiểu rõ để tránh vi phạm và bảo vệ quyền lợi của mình.

Tạm giữ giấy phép lái xe

Tạm giữ GPLX là biện pháp ngăn chặn nhằm đảm bảo thi hành quyết định xử phạt hoặc phục vụ việc xác minh các tình tiết để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Thời gian tạm giữ thường không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ. Trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ GPLX có thể kéo dài đến 1 tháng nếu cần giải trình hoặc xác minh tình tiết liên quan. Với các vụ việc phức tạp, nghiêm trọng, cần thêm thời gian xác minh, thời hạn này có thể tăng lên tối đa 2 tháng kể từ ngày tạm giữ.

Thông thường, GPLX sẽ được tạm giữ cho đến khi người vi phạm hoàn thành nghĩa vụ nộp phạt theo quyết định xử phạt.

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe

Tước quyền sử dụng GPLX là một hình thức xử phạt bổ sung (hoặc chính) đối với các vi phạm nghiêm trọng về an toàn giao thông. Thời gian tước GPLX kéo dài từ 1 đến 24 tháng, tùy theo mức độ vi phạm, được tính từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.

Thời gian tước GPLX từ 1 – 24 tháng tùy theo mức độ vi phạm

Như vậy, tạm giữ GPLX là biện pháp tạm thời nhằm đảm bảo xử lý vi phạm, trong khi tước quyền sử dụng GPLX là hình thức xử phạt trực tiếp nhằm răn đe các hành vi vi phạm nghiêm trọng.

Lưu ý:

– Nếu người vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước giấy phép lái xe nhưng thời hạn sử dụng của giấy phép còn lại ngắn hơn thời gian bị tước, cơ quan có thẩm quyền vẫn ban hành quyết định xử phạt và thực hiện việc tước quyền sử dụng giấy phép theo đúng quy định;

– Trong suốt thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề, cá nhân và tổ chức sẽ không được thực hiện bất kỳ thủ tục nào liên quan đến việc cấp mới hoặc đổi giấy phép, chứng chỉ này.

Xem thêm: Bị tước bằng lái xe có bỏ bằng thi lại được không?

Đang bị tạm giữ GPLX có được lái xe ra đường không?

Theo Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020, việc tạm giữ GPLX không ảnh hưởng đến quyền sử dụng giấy phép. Trong thời gian chờ giải quyết vụ việc vi phạm, người lái xe vẫn được phép tham gia giao thông, miễn là chưa đến thời hạn giải quyết được ghi trong biên bản.

Tuy nhiên, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản, người vi phạm chưa đến để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Như vậy, có thể hiểu trong thời gian bị tạm giữ bằng lái xe mà chưa đến thời hạn hẹn giải quyết vụ việc vi phạm hành chính thì người lái xe vẫn được tham gia giao thông. Biên bản ghi nhận việc CSGT đang tạm giữ GPLX vẫn được chấp nhận.

Đặc biệt, với GPLX tích hợp (cấp cho cả mô tô và ô tô), nếu bị tước quyền sử dụng GPLX do vi phạm khi lái một loại phương tiện, người vi phạm vẫn được phép điều khiển loại phương tiện còn lại.

Mức phạt lỗi không mang giấy phép lái xe khi tham gia giao thông

Giấy phép lái xe là một trong những giấy tờ mà người điều khiển phương tiện tham giao giao thông cần phải mang theo

Theo Thông tư 28/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 1/7, GPLX là một trong những giấy tờ mà người điều khiển phương tiện tham gia giao thông bắt buộc phải mang theo.

Mức phạt lỗi không mang giấy phép lái xe được quy định như sau:

  • Đối với xe mô-tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175cm3 và các loại xe tương tự: Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng;
  • Đối với xe mô-tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên hoặc xe mô-tô ba bánh: Phạt tiền từ 4 – 5 triệu đồng;
  • Đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô: Phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng.

Hiểu rõ sự khác biệt giữa tạm giữ và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không chỉ giúp người tham gia giao thông nắm vững quyền lợi và nghĩa vụ của mình mà còn tránh được những sai sót không đáng có khi xử lý các tình huống vi phạm.

Nếu bạn đang cần tìm 1 nơi học bằng lái xe A1 – B1 – B2 – C uy tín, chất lượng tại Bình Dương & TP.HCM thì đừng ngần ngại liên hệ với Học lái xe An Thái qua Hotline: 0796.300.900 để được tư vấn và báo giá nhanh nhất nhé!

link

Tin liên quan cùng chuyên mục Ô tô