Biện pháp chăm sóc bé bị nôn trớ nhiều lần trong ngày phù hợp

Ngày đăng: 1/4/2022 3:40:20 PM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 54
Chi tiết [Mã tin: 3609748] - Cập nhật: 10 phút trước

Khi trẻ còn nhỏ, nôn trớ là vấn đế xảy ra khá phổ biến khiến cha mẹ lo lắng. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, đồng thời khiến cha mẹ vất vả hơn trong quá trình chăm sóc con. Vậy mẹ nên làm gì khi bé bị nôn trớ nhiều lần trong ngày?


Những dấu hiệu trẻ nôn trớ có thể bị nguy hiểm mẹ cần lưu ý

Trẻ có thể mắc bệnh và gặp biến chứng nguy hiểm nếu trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày kèm các dấu hiệu dưới đây:

·        Nôn trớ kèm hiện tượng tim đập nhanh, khó thở

·        Chất nôn có màu vàng xanh hoặc có lẫn vệt

·        Có dấu hiệu mất nước: tiểu ít, môi khô,...

·        Trẻ có hiện tượng lơ mơ, thiếu tỉnh táo

·        Chướng bụng, đầy hơi

·        Sốt từ 38 độ C trở lên

·        Nôn trớ nhiều lần, liên tục trong 24h

Tình trạng nôn trớ nhiều ở trẻ có gây ảnh hưởng gì không?

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ dưới 3 lần mỗi ngày, kéo dài từ 3 tuần trở lên và không có triệu chứng bất thường như lười ăn, chậm lớn, nôn ra ,... thì được coi là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây nguy hiểm. Nếu trẻ bị nôn trớ nhiều hơn 3 lần mỗi ngày đi kèm hiện tượng biếng ăn, quấy khóc, chậm lớn, nôn ra ,... thì là những dấu hiệu cho thấy trẻ bị nhiễm trùng đường ruột, viêm ruột/dạ dày do vi khuẩn/virus hay trẻ bị ngộ độc thức ăn,...

Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ thường xuyên là do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh nằm ngang, chưa có độ cong giống người trưởng thành và cơ thắt của tâm vị hoạt động chưa hiệu quả. Vì thế trẻ dễ bị nôn trớ nếu không được chăm sóc đúng cách. Thông thường trẻ sẽ nôn trớ ngay sau khi ăn no hoặc đang nằm chơi, khi bị thay đổi tư thế đột ngột.

Khi chăm sóc thấy trẻ bị nôn trớ mẹ cần quan sát chất nôn trớ cũng như các biểu hiện đi kèm của trẻ. Nếu không có dấu hiệu bất thường thì hiện tượng nôn trớ sẽ giảm dần và hết hẳn cùng với quá trình lớn lên của trẻ. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế ngay để được khám và điều trị bệnh lý kịp thời.

Mẹ nên làm gì khi gặp tình trạng nôn trớ nhiều lần trong ngày ở trẻ nhỏ?

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ thông thường có thể cải thiện bằng những cách sau đây:

·        Không đặt bé nằm xuống ngay sau khi bú: Sau khi trẻ bú xong khoảng 15 - 20 phút mẹ nên thực hiện vỗ ợ hơi rồi mới đặt trẻ nằm xuống.

·        Cho bé nằm ngủ đúng tư thế: Đặt bé nằm ngủ đầu cao một góc khoảng 30 độ so với giường, gối bằng gối mềm giuso trẻ giảm nôn trớ khi nằm.

·        Cho bé bú làm nhiều bữa trong ngày, không bú quá no: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh có thể tích nhỏ hơn so với người trưởng thành rất nhiều, mẹ không nên ép bé bú quá no mà nên cho con bú nhiều bữa để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ, giảm nôn trớ khi trẻ ăn quá no.

·        Cho trẻ bổ sung probiotic: Uống men vi sinh bổ sung probiotic giúp hệ vi sinh đường ruột của trẻ cân bằng, thúc đầy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa diễn ra nhanh hơn. Đồng thời còn giúp tăng khả năng tiêu hóa, miễn dịch, ngăn chặn sự xâm nhập và các hoạt động của hại khuẩn. Nhờ đó các vấn đề tiêu hóa, trong đó có nôn trớ ở trẻ sơ sinh cũng được cải thiện rõ rệt.


·        Cho bé bú đúng cách: Cho bé bú từ từ, kiểm soát lượng sữa chảy vào miệng trẻ để bé không bị sặc, nôn trớ. Cho bé bú đúng tư thế, đầu lưng, mông cùng nằm trên 1 đường thẳng, cao 1 góc khoảng 30 độ so với mặt phẳng ngang. Miệng bé phải ngậm kín núm mẹ hoặc núm bình sữa để không hút phải quá nhiều không khí vào bụng.

·        Không hút thuốc hay ở gần người hút thuốc: Nói không với khói thuốc lá cả trong trường hợp chủ động và bị động vì khói thuốc là khiến dạ dày trẻ tiết nhiều axit hơn, gây nôn trớ nhiều hơn.


Với những trường hợp bé bị nôn trớ nhiều lần trong ngày nhưng không có dấu hiệu bất thường nào đi kèm mẹ bỉm không nên cảm thấy quá lo lắng. Tình trạng nôn trớ của trẻ sẽ giảm dần và hết hẳn khi bé lớn lên. Vì thế mẹ chỉ cần áp dụng những phương pháp giảm nôn trớ chúng tôi đã giới thiệu bên trên cũng có thể làm giảm tần suất trẻ bị nôn trớ rất hiệu quả.


Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé