Biện pháp chăm sóc trẻ ăn dặm gặp tình trạng đau bụng nhịn đi tiêu?

Ngày đăng: 9/15/2022 2:44:24 PM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 37
Chi tiết [Mã tin: 4111638] - Cập nhật: 30 phút trước

Các vấn đề tiêu hóa ở trẻ luôn là nỗi lo thường trực của các bậc làm cha làm mẹ. Trẻ sơ sinh bị đau bụng là một trong những tình huống mà chúng ta thường xuyên phải đối mặt nhất. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng trẻ ăn dặm đau bụng nhịn đi tiêu trong bài viết dưới đây.

 

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ ĂN DẶM CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG ĐAU BỤNG NHỊN ĐI TIÊU

Khi bị táo bón, trẻ ăn dặm đau bụng nhịn đi tiêu khiến cho tình hình sức khỏe của trẻ ảnh hưởng xấu hơn. Bố mẹ có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng đau bụng nhin đi tiêu ở bé và tạo tâm lý thoải mái cho trẻ về vấn đề đi vệ sinh, tránh để con nhịn quá lâu tạo thành thói quen khó sửa.

·        Tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ: Mỗi ngày bố mẹ nên luyện cho trẻ đi vệ sinh vào một khung giờ cố định để tạo thói quen cho bé. Hãy giải thích cho con ý nghĩa của việc đi vệ sinh, rằng ai cũng cần đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể bằng con đường bài tiết.

·        Tăng cường men vi sinh: Sử dụng men vi sinh cho trẻ sơ sinh chuyên biệt dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ giúp con ổn định hệ khuẩn ruột, cung cấp hàm lượng lớn lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, giải quyết các vấn đề đường ruột trong đó có đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, táo bón..

·        Bổ sung đủ nước: Trẻ bị đau bụng táo bón là do không uống đủ nước, khiến cho phân khô cứng và gây đau đớn cho con khi đi vệ sinh. Bố mẹ cần cho con uống nhiều nước, không đợi tới khi cơ thể thiếu nước mới cho con uống.

·        Cân bằng nhóm chất: Bữa ăn của trẻ cần được cân bằng các nhóm chất, tăng cường thêm chất xơ từ rau củ, hoa quả tươi để vừa cung cấp hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, vừa đề phòng táo bón hiệu quả. Cho trẻ ăn sữa chua nào có chứa probiotic để hỗ trợ tiêu hóa.

MẸ ĐÃ BIẾT VÌ SAO TRẺ ĂN DẶM GẶP TÌNH TRẠNG TÁO BÓN?

Trẻ nhỏ bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm có thể do một số nguyên nhân sau đây:

·        Thời gian ăn dặm quá sớm: Thời gian bắt đầu ăn dặm nên đợi cho tới khi trẻ được ít nhất 6 tháng tuổi. Nếu bố mẹ cho con ăn dặm sớm hơn thời điểm này có thể khiến cho lượng thức ăn không được tiêu hóa hết, tích tụ và gây ra táo bón.

·        Cơ thể thiếu nước: Nước có tác dụng giúp thanh lọc thải độc cơ thể, làm mềm phân và hỗ trợ tiêu hóa. Trẻ bị đau bụng táo bón có thể do lượng nước không đủ, khiến cho phân bị khô và khó đào thải ra bên ngoài.

·        Hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi: Trước khi ăn dặm, trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc sử dụng sữa công thức. Khi bắt đầu chuyển sang dùng thực phẩm bên ngoài, hệ tiêu hóa sẽ phải làm quen với sự thay đổi này và cần hoạt động nhiều hơn, khiến cho trẻ có thể bị khó tiêu, táo bón.

·        Chế độ dinh dưỡng: Táo bón xảy ra khi trẻ ăn dặm không đủ chất, thừa hoặc tiếu chất. Ví dụ như nếu mẹ cho trẻ ăn quá nhiều chất béo, tinh bột mà lại thiếu xơ thì xảy ra táo bón là hiện tượng khó tránh khỏi.


 

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé