Bọ chét – các bệnh do bọ chét gây ra và cách phòng chống

Ngày đăng: 8/21/2020 1:20:55 PM - - Toàn Quốc - 129
Chi tiết [Mã tin: 3055983] - Cập nhật: 1 phút trước

Đối với những gia đình có nuôi thú cưng như chó, mèo chắc cũng không còn xa lạ gì với loài bọ chét cũng như công việc khó nhằn là phòng chống bọ chét. Tuy chủ yếu sống kí sinh trên người các động vật khác nhưng bạn có biết rằng có một số các bệnh do bọ chét gây ra ở người rất nguy hiểm và quan trọng hơn là bạn đã biết cách phòng chống chúng chưa? Bài viết náy sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích để phòng chống chúng hiệu quả hơn.

TÌM HIỂU CHUNG VỀ BỌ CHÉT

Bọ chét là những con côn trùng với kích thước nhỏ bé. Chúng không có cánh nên di chuyển xung quanh bằng cách nhảy từ nơi này sang nơi khác.

Vòng đời và tập tính của bọ chét

Bọ chét phát triển trong điều kiện nóng ẩm, thích hợp ở nhiệt độ 21-35oC và độ ẩm70- 85%. Gặp điều kiện không thuận lợi, khi nhiệt độ đột ngột hạ thấp thì bọ chét ngừng phát triển và tồn tại kéo dài vài tháng đến một năm.

Vòng đời của bọ chét khoảng 20 đến 35 ngày phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Nhìn chung, quá trình sinh trưởng của bọ chét sẽ được chia làm 03 giai đoạn chính: Giai đoạn ấu trùng, giai đoạn nhộng và giai đoạn trưởng thành.

Cách diệt bọ chét cho thú cưng

Vòng đời của bọ chét được bắt đầu từ lúc bọ chét cái đẻ trứng. Điểm đặc biệt của bọ chét cái trưởng thành là khi có khả năng sinh sản chúng mới hút máu và chỉ đẻ trứng sau khi đã hút máu. Sau mỗi lần hút máu, bọ chét cái sẽ đẻ từ 2-20 trứng.

Sau khoảng từ 2-14 ngày, tuỳ theo điều kiện môi trường, trứng nở thành ấu trùng không có chân. Ấu trùng sống ở đất, phát triển bằng cách thay lông và lột xác 3 lần trong khoảng từ 8 đến 24 ngày. Ấu trùng bọ chét sống ở các kẽ sàn nhà, ga trải giường, thảm và ở chỗ ngủ của động vật.

 

Trước khi chuyển sang giai đoạn nhộng bất hoạt, ấu trùng bọ chét phát triển đầy đủ các bộ phận rồi tự nhả tơ quấn xung quanh mình để tạo thành kén. Giai đoạn nhộng kéo dài từ 5- 7 ngày nhưng có thể tới một năm trong những điều kiện không thuận lợi.

Bọ chét trưởng thành có kích thước nhỏ, dài khoảng 1,5-3,3mm, màu đỏ thẫm hoặc đen, đôi chân sau thay đổi, dài, to mập để nhảy. Bọ chét trưởng thành có thể nhảy cao đến cm và xa đến 33cm. Thân chúng dẹt ở hai bên, lưng có những gai hướng về phía sau làm hoạt động của chúng chỉ tiến về phía trước xuyên vào lông, tóc của vật chủ và giúp chúng không bị tuột ra ngoài.

Với lượng trứng khổng lồ mà chúng đẻ ra, nếu chúng ta không mau chóng tìm cách phòng chống bọ chét mau chóng, chúng sẽ mau chóng gia tăng số lượng và gây ra vô số những bất lợi cho gia đình bạn.

Những dấu hiệu nhận biết khi bị bọ chét cắn

  • Các vết cắn xuất hiện như nốt mụn nhỏ, màu đỏ.
  • Xuất hiện một quầng đỏ xung quanh vết cắn ở trung tâm.
  • Các vết cắn sẽ tụ lại thành nhóm ba hoặc bốn nốt hoặc thành một đường thẳng.
  • Các vết cắn thường xuất hiện xung quanh mắt cá chân hoặc chân.
Bọ chét cắn thường rất ngứa và vùng da xung quanh vết cắn có thể sẽ bị đau hoặc nhói. Vết thương bị bọ chét căn còn có thể khiến bạn bị phát ban hoặc nổi mẩn ở vị trí gần vết cắn.

Ngoài ra, nếu bạn gãi nhiều cũng có thể làm da tổn thương thêm và nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn có thể phát triển.

Cách xử lý khi bị bọ chét cắn

Bạn có thể mua các loại thuốc không cần kê toa. Một số loại thuốc gợi ý để sử dụng khi bị bọ chét căn là kem kháng histamin hoặc corticoid hoặc DEP. Nếu có viêm tấy, bội nhiễm thì dùng thuốc sát khuẩn hoặc kem kháng sinh. Trường hợp ngứa nhiều có thể kết hợp dùng kháng histamin toàn thân.

Ngoài ra, khi bị bọ chét cắn, bạn cũng có thể dùng dầu tràm bôi lên vết cắn. Loại dầu này cũng có tác dụng giảm triệu chứng do bọ chét cắn.

cách xử lý khi bị bọ chét cắn

Để tránh nhiễm trùng thứ phát, điều quan trọng là bạn không nên gãi, cào mạnh chỗ bị cắn làm trầy xước vết cắn. Trong hầu hết các trường hợp, vết bọ chét cắn sẽ tự hết mà không cần điều trị, quan trọng là bạn cần biết bọ chét cắn bạn đã ký sinh ở sinh vật nào để tìm cách để phòng chống bọ chét ngay, không để chúng có cơ hội tấn công bạn lần sau.

Mặc dù độ phổ biến không đông đảo như ruồi, kiến, mối… song bọ chét thực sự là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với con người. Nguyên do là vì sau khi hút máu của vật chủ để sống, chúng quay lại cắn, đốt con người. Quá trình này làm lây lan vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm mà cụ thể ở đây là bệnh dịch hạch – một căn bệnh truyền nhiễm có thể gây sốt, nhiễm trùng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Hầu hết thời gian, bọ chét cắn không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn vẫn cần theo dõi các vết cắn để tìm ra dấu hiệu của phản ứng dị ứng hoặc nhiễm trùng như mụn nước trắng hoặc phát ban.

>>> https://khutrungxanh.com/dich-vu-diet-ruoi-dich-vu-phun-thuoc-ruoi-tan-goc/

Tin liên quan cùng chuyên mục