Bỏ túi các phương pháp dạy vẽ thiếu nhi vừa sáng tạo vừa hiệu quả

Ngày đăng: 11/25/2021 7:32:50 PM - Dịch vụ - TP HCM - 87
Chi tiết [Mã tin: 3545039] - Cập nhật: 22 phút trước

Hội họa là môn nghệ thuật độc đáo. Đòi hỏi sự sáng tạo và đôi bàn tay khéo khéo, để vẽ lên từng đường nét uyển chuyển, ấn tượng. Dạy vẽ thiếu nhi cũng là bộ môn kích thích tư duy sáng tạo. Do đó, việc cho trẻ tiếp cận với môn nghệ thuật này sớm. Chính là cách rèn luyện sự tư duy và sáng tạo.

→ Vậy có những phương pháp dạy vẽ cho trẻ em nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Điểm qua một số phương pháp dạy vẽ cho trẻ em rèn luyện tư duy và sáng tạo

Dạy vẽ cho bé có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện các khả năng và giác quan cho bé. Bởi dạy vẽ sớm cho trẻ mang tới các mặt lợi ích như:

✔ Rèn luyện khả năng ghi nhớ và quan sát hiệu quả. Giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn thông qua các hoạt động vẽ. Từ đó, giúp trẻ có nhận định đúng đắn về hiện tượng và sự vật.

✔ Giúp trẻ rèn luyện tư duy nhận thức tích cực hơn.

✔ Rèn luyện sự sáng tạo.

✔ Giúp trẻ thư giãn và cảm thụ cái đẹp tốt hơn.

✔ Bức tranh thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của trẻ.

Qua đó, có thể thấy việc dạy vẽ cho trẻ mang lại nhiều lợi ích và có ý nghĩa rất quan trọng.

Phương pháp quan sát

Phương pháp đầu tiên mà các bậc phụ huynh cần nắm được khi dạy vẽ cho trẻ, đó là quan sát. Khi quan sát, trẻ sẽ được dạy cách vẽ từ sự xuất hiện của các sự vật, thay vì dùng kiến thức hoặc trí tưởng tượng của chúng. Bạn có thể cho trẻ vẽ bất cứ thứ gì mà chúng quan sát được.

Với phương pháp này, cha mẹ hãy chuẩn bị cho con bút chì và giấy vẽ, khuyến khích con không sử dụng tẩy. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng, bé có thể vẽ nhiều nét cho một vật và xóa những chi tiết không cần thiết khi bức tranh đã hoàn thiện. Tuyệt đối không được ép trẻ vẽ những gì mà người lớn quan sát. Hãy khuyến khích con vẽ theo sự quan sát và khả năng sáng tạo của trẻ.

Phương pháp vẽ các hình khối

Phương pháp dạy vẽ cho trẻ em tiếp theo là dạy trẻ vẽ các hình khối vuông, tam giác, hình tròn... cơ bản. Sau đó, cha mẹ hãy dạy trẻ cách vẽ một vật dựa vào hình khối tương ứng. Sau đó, tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh từ những hình khối đơn giản này. Ví dụ, bé có thể vẽ con vật, đồ vật được vẽ từ hình tròn, hình tam giác.

Phương pháp vẽ mà không nhìn xuống

Các bậc phụ huynh hãy tập cho bé vẽ mà không nhìn xuống. Đặt một tờ giấy lên trên bút chì, để trẻ không nhìn thấy đường mà chúng tạo ra. Thời gian đầu, cha mẹ cho trẻ tập vẽ những đường nét cơ bản. Tiếp theo mới cho trẻ vẽ từng phần hình dạng một cách riêng biệt.

Sau đó, bạn cho trẻ vẽ hoàn thiện toàn bộ hình dạng. Bên cạnh đó, đừng quên khuyến khích bé càng ít nhìn xuống càng tốt và kiểm tra sự tiến bộ của con nhé!

Đặt câu hỏi cho bức tranh của con

Khi dạy vẽ cho trẻ, bạn hãy đặt ra những câu hỏi mở. Thay vì hỏi những gì mà con tưởng tượng, hãy hỏi về những điều mà con thấy. Ngoài ra, cha mẹ hãy gợi ý cho trẻ những chủ đề. Cho trẻ một nhân vật chính và hướng dẫn trẻ sáng tạo những chi tiết xung quanh. Ví dụ, gợi ý cho trẻ vẽ chủ đề đồng quê. Bảo bé vẽ cánh đồng rồi hãy vẽ những điều mà trẻ tưởng tượng ra.

Phương pháp tạo nên một cuốn truyện

Trẻ em thường thích sáng tạo ra những câu chuyện đi kèm với bức tranh của mình. Chính vì vậy, cha mẹ hãy áp dụng phương pháp dạy vẽ cho trẻ em này, để khuyến khích trẻ vẽ và viết ra những mẩu chuyện ngắn. Sau đó, đóng tập tranh thành một cuốn sách. Cha mẹ hãy để con tự thiết kế trang bìa cho cuốn truyện của mình nhé!

Khi một cuốn truyện được hoàn thành, phụ huynh hãy đặt nó lên giá sách. Điều này sẽ giúp trẻ kích thích sự sáng tạo và “xuất bản” ra nhiều câu chuyện hơn nữa. Ngoài ra, cha mẹ cần trò chuyện với trẻ nhiều hơn và khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi hoạt động. Điều này sẽ giúp trẻ thể hiện các hình vẽ dễ dàng hơn.

Mong rằng qua các thông tin về những phương pháp dạy vẽ cho trẻ em ở trên. Các bậc phụ huynh và nhà trường sẽ kết hợp và tạo cho trẻ môi trường học tập tốt nhất. Hy vọng bài viết cung cấp kiến thức hữu ích cho bạn tham khảo.

Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ