Bọc răng sứ bị hở – dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Ngày đăng: 11/4/2024 9:23:10 AM - Dịch vụ - Toàn Quốc - 13
Chi tiết [Mã tin: 5653458] - Cập nhật: 24 phút trước

Vì một số nguyên nhân về quy trình và kỹ thuật mà xuất hiện dấu hiệu răng sứ bị hở chân răng. Răng sứ sau khi bọc không sát khít với cùi răng và nướu, cầu răng sứ bị hở ra gây mất thẩm mỹ và một số biến chứng nguy hiểm khác. Cùng nha khoa Delia liệt kê các dấu hiệu răng sứ bị hở, nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả nhất ngay trong bài viết dưới đây.

Răng sứ bị hở phải làm sao? Bọc răng sứ phần chân răng bị hở

Dấu hiệu răng sứ bị hở

Bọc răng sứ bị hở chân là tình trạng khá phổ biến, và chúng ta có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường thông qua những dấu hiệu sau:

  • Vùng tiếp giáp giữa răng sứ với nướu xuất hiện khe hở: Một trong những dấu hiệu đáng chú ý của răng sứ bị hở là sự xuất hiện của khe hở hoặc rãnh nhỏ giữa răng sứ và nướu. Khe hở này thường xuất hiện do quá trình tụt nướu sau khi lắp răng sứ hoặc do việc lão hóa của nướu theo thời gian.
  • Cùi răng thật bị lộ ra bên ngoài do nướu tụt dần xuống: Khi bọc răng sứ sai kỹ thuật, cùi răng có thể bị hở và nướu bị tụt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phá hỏng cấu trúc răng tự nhiên.

Dấu hiệu răng sứ bị hở

  • Cảm giác cộm cấn khi nhai hoặc đôi lúc cảm thấy đau nhức, ê buốt khi ăn uống đồ nóng, lạnh: Phần cùi răng thật khi bị hở ra ở chân răng và tiếp xúc với đồ ăn sẽ trở nên nhạy cảm và dễ đau nhức, ê buốt do trước đó răng đã được mài một tỷ lệ nhất định nên cần có mão sứ bảo vệ bên ngoài.
  • Thức ăn hay bị mắc vào khe hở gây cảm giác khó chịu: Việc chân răng bị hở sẽ không tránh khỏi khi ăn uống, thức ăn bị giắt vào khe kẽ và khó làm sạch. Lâu ngày gây hôi miệng và viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
  • Viền nướu bị oxy hóa và tụt nướu khi dùng răng sứ kim loại: Răng sứ kim loại khi bị oxy hóa viền nướu sẽ xỉn màu và thâm đen, mòn mặt nhai và cổ chân răng dẫn đến bị tụt nướu.

Khi cảm nhận thấy hàm răng có những biến đổi thất thường hoặc những cơn đau nhức răng không rõ nguyên do bạn nên nhìn vào gương để kiểm tra thử.

Bọc răng sứ bị hở – nguyên nhân do đâu?

Nha khoa Delia đã tiếp nhận và điều trị cho hàng ngàn khách hàng gặp tình trạng sứ hỏng khi bọc sứ tại các cơ sở nha khoa kém chất lượng và gặp phải trường hợp bọc răng sứ bị hở chân, bọc răng sứ bị hở lợi, bọc răng sứ bị hở cổ chân răng, răng sứ bị hở kẽ. Có 6 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng răng sứ bị hở:


Kỹ thuật thực hiện của bác sĩ chưa chính xác dẫn đến bọc răng sứ hở chân 

Mài răng là thao tác rất quan trọng trong quá trình bọc răng sứ. Răng được mài đúng tỷ lệ sẽ giảm thiểu rất nhiều rủi ro về sau. Thế nhưng, một số bác sĩ có tay nghề yếu kém đã mài sai tỷ lệ, khiến cấu trúc răng bị xâm lấn quá nhiều, vi phạm khoảng sinh học trên răng. Khi chân răng bị tổn thương sẽ dần suy yếu, sau cùng sẽ gây ra tình trạng tụt nướu làm răng sứ bị hở.

Bọc răng sứ bị hở chân do răng sứ chế tác sai kích thước

Từ việc lấy dấu hàm cho đến chế tác mão răng sứ đều đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Việc sử dụng dụng cụ lấy dấu hàm sơ sài, lạc hậu hoặc kỹ thuật viên tay nghề còn non kém sẽ dễ dẫn đến tình trạng sai lệch kích thước mão sứ. Khi răng sứ được chế tác to hơn cùi răng sẽ khiến chúng không sát khít với nhau, tạo ra khe hở.

Dấu hiệu răng sứ bị hở

Bọc răng sứ bị hở chân do răng sứ chất lượng kém

Việc sử dụng răng sứ kém chất lượng, trôi nổi luôn tiềm ẩn nhiều tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Các loại răng sứ kém chất lượng này khi phục hình sẽ gây kích ứng với cùi răng và nướu khiến chúng bị sưng tấy, viêm nhiễm. Khi tình trạng sưng viêm ngày càng nghiêm trọng thì răng sứ sẽ dần xuất hiện khe hở.

Đặc biệt là với các dòng răng sứ kim loại, khi oxy hóa làm viền nướu thâm đen, cổ chân răng sẽ bị mòn dần và tụt nướu, hở ra phần chân kim loại kém thẩm mỹ, gây ra viêm lợi, hôi miệng và chảy chân răng.

Keo dán sứ kém chất lượng

Vật liệu dán sứ cũng có khả năng gây tình trạng hở chân răng sứ. Bởi nếu sử dụng keo dán sứ chất lượng kém hoặc keo dán quá ít thì sau thời gian ăn nhai, răng sứ sẽ bị hở, thậm chí có thể bị rơi ra ngoài. Các cơ sở nha khoa kém uy tín sẽ không có đầy đủ trang thiết bị và đa số sử dụng các vật liệu giá rẻ kém chất lượng.


Bọc răng sứ bị hở có ảnh hưởng gì không?

Làm răng sứ bị hở chân răng là tình trạng không ai mong muốn cả. Bởi nếu không nhanh chóng khắc phục có thể sẽ gây ra nhiều tác hại cho bản thân. Mà ảnh hưởng trực tiếp và dễ nhìn thấy nhất chính là ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.


Bọc răng sứ hở gây nguy cơ mất răng thật

Mão sứ không sát khít với nướu, tạo ra khe hở khiến cùi răng thật bị lộ ra ngoài, tạo điều kiện cho thức ăn thừa bám vào và vi khuẩn có hại phát triển và tấn công, gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…

Do phần răng thật đã được mài cùi nên rất dễ tổn thương, việc mão sứ bị hở ra ngoài sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho răng. Nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm, răng thật sẽ dần bị phá hủy; từ đó dẫn đến nguy cơ mất răng thật.

Răng sứ hở chân răng gây đau nhức, hôi miệng

Khi răng sứ bị hở, thức ăn giắt lại sẽ gây nên tình trạng hôi miệng, khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp. Đồng thời, việc thức ăn liên tục bị giắt vào khe hở mà không được làm sạch vào sẽ khiến cùi răng bị tổn thương, gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn nhai.


Làm mất thẩm mỹ nụ cười

Răng sứ bị hở ở những vị trí răng phía trước như răng cửa sẽ khiến nụ cười trở nên thiếu tự nhiên do chân răng bị lộ ra.

Đặc biệt là khi sử dụng các dòng sứ kim loại, sau 1 thời gian sử dụng sẽ mòn dần và răng bị tụt nướu, kim loại oxy hóa với acid và nước bọt sẽ tạo ra viền nướu đen. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của hàm răng, làm bạn trở nên thiếu tự tin khi cười nói.

Tham khảo thêm: Dấu hiệu răng bị hở 


Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ