Các biện pháp giúp cải thiện đường ruột yếu ở trẻ ăn dặm

Ngày đăng: 3/22/2023 4:11:09 PM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 131
Chi tiết [Mã tin: 4525823] - Cập nhật: 30 phút trước

Trong các vấn đề về tiêu hoa mà trẻ thường gặp phải, tình trạng đường ruột yếu ở trẻ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của con. Hãy tìm hiểu kĩ hơn về cách khắc phục đường ruột yếu trong bài viết sau.

 

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP CẢI THIỆN ĐƯỜNG RUỘT YẾU Ở TRẺ ĂN DẶM

Tìm hiểu các cách khắc phục đường ruột yếu cho trẻ ăn dặm giúp hệ tiêu hóa của con nhanh chóng thích ứng với việc tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Mẹ cần lưu ý một số điều sau đây khi cho con ăn dặm:

·        Cho trẻ ăn dặm từ lỏng tới đặc, tăng dần độ thô của thức ăn từ bột tới cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát.. để trẻ tập luyện được kỹ năng nai thức ăn như người lớn.

·        Khi chế biến thức ăn cho con ăn dặm cần chọn mua thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng bởi hệ tiêu hóa của trẻ non nớt rất dễ bị vi khuẩn tấn công.

·        Thực hiện massage bụng trẻ sau khi con ăn xong khoảng 30 phút để tăng sự co bóp của ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa hiệu quả, nhuận tràng, thúc đẩy sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.

·        Với những trẻ có biểu hiện tiêu hóa kém, mẹ có thể kết hợp dùng thêm cho trẻ men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa để tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột, cân bằng hệ vi sinh và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Duy trì cho con dùng men vi sinh cũng là cách hỗ trợ tăng sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể bé.

·        Thực hiện cho con ăn từ ít tới nhiều. Mới đầu nên tập cho bé ăn từng chút một, tăng dần lượng thức ăn để dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian tập làm quen với thức ăn mới không phải sữa mẹ.

·        Thời gian đầu chỉ nên cho trẻ ăn các món ăn dễ tiêu hóa như cháo, các loại rau củ quả. Tới khi bé được 9-11 tháng tuổi mới nên bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm gồm gạo, thịt, trứng, cá, tôm cua, rau củ...

Với những biện pháp trên, chắc hẳn mẹ đã biết cách khắc phục đường ruột yếu như thế nào và biết được thực đơn phù hợp cho trẻ ăn dặm theo lứa tuổi rồi. Sắp xếp chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất và bổ sung lợi khuẩn cho trẻ với men vi sinh đều là những giải pháp đơn giản và hữu hiệu giúp trẻ có đường ruột khỏe mạnh hơn ba mẹ không nên bỏ qua!

THỰC ĐƠN ĂN DẶM PHÙ HỢP VỚI ĐỘ TUỔI CỦA TRẺ

Trẻ bắt đầu ăn dặm khi con được ít nhất 6 tháng tuổi, lúc này, hệ tiêu hóa của con sẽ phải làm quen với thực phẩm mới ngoài sữa mẹ.

Dưới đây là một số thực đơn ăn dặm phù hợp cho trẻ theo từng độ tuổi:

·        Trẻ được 1 tuổi: Mẹ có thể đa dạng các loại thực phẩm cho bé, cho con ăn 4 bữa/ngày. Một bữa cần bổ sung đủ tinh bột, trứng, thịt, cá, rau và chất béo.. Thời gian này trẻ có thể ăn cơm với thức ăn như người lớn, tuy nhiên cần tránh cho con ăn thức ăn cứng và dai có thể gây nghen, hóc.

·        Trẻ từ 9 - 11 tháng: Giai đoạn này trẻ có thể ăn từ 3-4 bữa cháo đặc/ngày. Ngoài rau củ quả, mẹ có thể tăng thêm dinh dưỡng cho con với thịt, cá, hải sản, trứng, đặc biệt thêm chút đầu hoặc mỡ. Vẫn cần duy trì cho con bú mẹ đều và uống sữa công thức hàng ngày.

·        Trẻ trên 2 tuổi: Nhiều trẻ lúc này không còn bú mẹ, bởi vậy bữa ăn của con cần tăng cường đủ chất dinh dưỡng, ăn 3-4 bữa chính và 1-2 bữa phụ.

·        Trẻ từ 6 - 8 tháng: Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để hệ tiêu hóa làm quen với thực phẩm. Cho con ăn từng chút một và tăng lượng lên mỗi tuần. Đầu tiên nên cho con ăn 1 bữa/ngày, sau đó tăng lên 2 bữa/ngày và tăng độ đặc của cháo.


 

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé