Các loại sách tôn giáo - tâm linh

Ngày đăng: 8/24/2020 10:27:52 AM - Sách - Toàn Quốc - 269
Chi tiết [Mã tin: 3056876] - Cập nhật: 20 phút trước

Nếu bạn là người theo đuổi tính ngưỡng hay bạn tôn giáo và cần thiểu thêm về bộ môn này thì sách tôn giáo – tâm linh là không thể bỏ qua. Hơn nữa, bạn cũng nên hiểu rõ bộ môn trước khi theo đuổi, cho nên sách tôn giáo – tâm linh sẽ giúp bạn hiểu thêm một phần nào đó cũng như sẽ có những cuốn sách cho bạn tham khảo sơ qua đồng thời mở rộng con tim và khối óc cho niềm vui, cái đẹp và những khả năng tinh thần vô hạn vốn tồn tại trong mỗi con người.

Tủ sách Tâm linh – 11 cuốn sách tâm linh hay nhất -Hạt giống tâm hồn

Tìm hiểu sơ lược về tôn giáo hoặc trường phái tâm linh

Khi bạn thấy muốn tiếp cận một tôn giáo hoặc trường phái tâm linh nào đó, bạn nên có cái nhìn tổng quan về chúng. Để có cái nhìn tổng quan này, bạn có thể bắt đầu từ một số sách Nhập môn. Không phải tất cả các sách Nhập môn đều đúng đắn. Có nhiều cuốn viết mang tính chém gió, không có cơ sở, đan cài ý tưởng của người viết vào. Những cuốn này thường thiếu thông tin căn bản. Vậy các thông tin căn bản là gì?

Thứ nhất phải kể đến lịch sử của tôn giáo hoặc trường phái tâm linh. Chúng ta cần phải biết về câu chuyện và bối cảnh lịch sử ra đời của tôn giáo hoặc một trường phái tâm linh, để có thể hiểu được tại sao tôn giáo hay trường phái tâm linh ấy lại có cách nhìn nhận về thế giới, về con người, quan điểm về nghi lễ, lề luật… như vậy.

Thứ hai, chúng ta nên biến về lịch sử vận động của tôn giáo hay giáo phái tâm linh ấy. Hiểu về tiến trình lịch sử này, chúng ta sẽ nắm được các nhánh phát triển. Từ đó lần lại được những kinh sách, những quan điểm gần với tư tưởng ban đầu nhất. Bởi lẽ, có một khả năng rằng rất nhiều kinh sách đã bị sửa chữa, rất nhiều luật lệ bị thêm thắt để kìm hãm con người, rất nhiều phương pháp tu bị biến tướng khi có hiện tượng sát nhập với các vùng văn hóa khác nhau. Ví dụ như đạo Phật khi vào Tây Tạng và Trung Quốc đã có biến tướng rất nhiều so với đạo Phật nguyên thủy.

Thứ ba, chúng ta cần nắm được các khái niệm mà một tôn giáo hay giáo phái sử dụng. Những khái niệm này để nắm được thì cần đọc trong đoạn nào, kinh nào. Một cuốn sách nhập môn có thể cung cấp cho ta điều này. Ví dụ như một người Công giáo nhất thiết phải biết các từ như Khải huyền, Sáng thế, Tận thế, Mặc khải…v…v…

Từ các thông tin căn bản này, ta đã có một số vốn từ, vốn kiến thức để có thể tiếp cận các kinh sách. Tại sao chúng ta không ngay lập tưc sa vào kinh sách tôn giáo hay giáo phái tâm linh? Bởi vì người xưa viết các kinh điển cách xa chúng ta rất nhiều thế kỷ, có lối tư duy và hành văn rất khác với chúng ta. Chúng ta có khả năng sẽ bắt gặp rất nhiều khái niệm khó hiểu hay những câu chuyện mang tính biểu tượng mà chúng ta không hiểu ngay lập tức được. Bởi thế, sách Nhập môn cung cấp thông tin căn bản là cần thiết để chúng ta có thể làm quen với khái niệm, giống như bạn muốn học Toán thì phải biết phép cộng, phép trừ và các con số vậy.

Những cuốn sách hay về tôn giáo – tâm linh

  • Hành trình về phương đông

Hành Trình Về Phương Đông kể về những trải nghiệm của một đoàn khoa học gồm các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh được cử sang Ấn Độ nghiên cứu về huyền học và những khả năng siêu nhiên của con người. Suốt hai năm trời rong ruổi khắp các đền chùa Ấn Độ, chúng kiến nhiều pháp luật, nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí lừa đảo…của nhiều pháp sư, đạo sĩ…họ được tiếp xúc với những vị thế, họ được chứng kiến, trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc về các khoa học cổ xưa và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như Yoga, thiền định, thuật chiêm duyên, nghiệp báo, luật nhân quả, cõi sống và cõi chết….

Đúng lúc một cuộc đối thoại cởi mở và chân thành đang sắp diễn ra với các đạo sĩ bậc thầy, thì đoàn nhận được tối hậu thu từ chính quyền Anh Quốc là phải ngừng ngay việc nghiên cứu, tức khắc hồi hương và bị buộc phải im lặng, không được phát ngôn về bất cứ điều gì mà họ đã chứng nghiệm. Sau cùng ba nhà khoa học trong đoàn đã chấp nhận bỏ lại tất cả sau lưng, ở lại Ấn Độ tiếp tục nghiên cứu và cuối cùng trở thành tu sĩ. Trong số đó có giáo sư Salding- tác giả hồi ký đặc biệt này.

  • Vô ngã vô ưu

Vô Ngã Vô Ưu (Being Nobody, Going Nowhere) là một cuốn sách về Thiền quán hay nhất của Ni sư người Đức Ayya Khema. Là một tuyệt tác viết về Thiền quán, cuốn sách đã được giải thưởng của Chrismas Humphreys và là cuốn sách bán chạy nhất tại Mỹ năm 1988.

Trong cuốn sách này, Ni sư Ayya Kherma đã giới thiệu với người đọc những gì tinh tuý nhất trên con đường Phật pháp. Bà nhấn mạnh đến cách thức và tại sao lại cần hành thiền cũng như cung cấp cho ta một nền tảng hiểu biết cơ bản về bản chất của Nghiệp, Tái sinh và Bát chính đạo – những giáo lý căn bản của Đạo Phật. Với những lời khuyên hữu ích và thiết thực, Ni sư Ayya Khema đã dẫn dắt cho chúng ta những cách thức thực hành tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỷ, xả và cách vượt qua những chướng ngại trên con đường tu tập. Rất ít cuốn sách cơ bản về Phật giáo có thể bao chứa cả hai tiêu chí giản dị và sâu sắc. Nhưng vô ngã vô ưu đã làm được cả hai điều này. Đây không những là một cuốn sách mọi thiền sinh không thể bỏ qua, mà còn là cuốn sách tuyệt vời cho tất cả mọi người.

  • Hạnh phúc tại tâm

Hạnh phúc tại tâm là cuốn sách mới nhất của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa được dịch ra tiếng Việt. Sách chỉ ra hạnh phúc nằm trong bản thân mỗi con người, ở từng thời điểm chúng ta sống.

Không chỉ nêu ra bản chất của hạnh phúc, Đức Pháp Phương còn chỉ ra hai lý do cuốn con người vào khổ đau – nỗi lo sợ và lòng tham. Không chỉ chỉ ra hạnh phúc nằm trong từng khoảnh khắc sống, tại bản thân mỗi người, sách còn nêu cách thực hành để có được hạnh phúc trong.

Xem thêm: https://www.sosanhgia.com/t1134-sach-ton-giao-tam-linh.html

Tin liên quan cùng chuyên mục Sách