Các vấn đề cần biết khi thuê nhà

Ngày đăng: 12/4/2020 2:13:27 PM - Nhà cho thuê - Toàn Quốc - 72
Chi tiết [Mã tin: 3143404] - Cập nhật: 46 phút trước



1. Hợp đồng thuê nhà được lập theo nguyên tắc nào?

Đối với việc thuê nhà ở cần phải lập hợp đồng thuê.

Và hợp đồng đó phải dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên, gồm bên đi thuê và chủ nhà.


Xem thêm: Mẫu hợp đồng cho thuê nhà


2. Có cần thiết phải lập hợp đồng thuê nhà và ra công chứng?

Việc lập hợp đồng thuê là điều thực sự cần thiết và quan trọng khi đi thuê nhà. Vì chỉ khi lập hợp đồng thì quyền lợi và nghĩa vụ của các bên mới được đảm bảo, đặc biệt là quyền lợi của người đi thuê trong suốt quá trình thuê nhà, hạn chế được mức thấp nhất các tranh chấp có thể phát sinh về sau hoặc trường hợp xấu khi một ngày nào đó, người đi thuê và chủ nhà xảy ra mâu thuẫn. Và bên cạnh đó cũng để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.


Song với đó, hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản và có công chứng (không bắt buộc) tại Phòng công chứng/Văn phòng công chứng tại địa phương nơi có căn nhà cho thuê. Thực tế thì pháp luật hiện hành không yêu cầu hợp đồng thuê phải công chứng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.


Tuy nhiên để hạn chế và tránh rủi ro và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, người đi thuê nhà nên thỏa thuận với chủ nhà công chứng hợp đồng. Biểu hiện lợi ích của việc đi công chứng, là công chứng viên sẽ xác minh căn nhà đó có tranh chấp hay không, có đang trong thời hạn hợp đồng với người nào khác hay không. Mẫu hợp đồng cũng được ghi cụ thể, chi tiết và khách quan hơn hợp đồng tự soạn thảo.


3. Hợp đồng thuê nhà cần có những nội dung gì?

Nội dung của hợp đồng thuê nhà cần đề cập đến các vấn đề về thông tin nhân thân, liên hệ của các bên: họ tên, CMND/CCCD, địa chỉ, các mô tả đặc điểm của nhà ở, địa điểm và phương thức thanh toán, đặt biệt là các điều khoản về đặt cọc, các chi phí liên quan (nếu có), thời hạn cho thuê, quyền và nghĩa vụ, cam kết và chữ ký của các bên.

Tuy nhiên, trước khi đặt bút ký hợp đồng, người đi thuê nhà cần suy xét kỹ đến các điều kiện sinh hoạt, môi trường xung quanh căn nhà sắp dự định thuê và cần đọc đi đọc lại thật kỹ nội dung hợp đồng, những chi tiết nào chưa rõ thì nên hỏi những người có kinh nghiệm.. để đưa ra yêu cầu chỉnh sửa, thay đổi trước khi ký, tránh lập hợp đồng nhanh mà qua loa, tránh các sai sót và giảm thiểu được những rủi ro, bất lợi về sau khi phát sinh tranh chấp.


4. Trong trường hợp nào, người đi thuê, bên cho thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng?


Trong thời gian thuê nhà, bên thuê được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi chủ nhà tăng giá không hợp lý, hay tăng giá mà không báo trước theo trong thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng, không sửa chữa nhà ở khi bị hư hỏng, quyền sử dụng nhà ở bị xâm phạm do lợi ích của người thứ ba. Người đi thuê nhà nên cần lưu ý, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà, cần báo trước với chủ nhà 01 tháng.


Bên cho thuê được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trường hợp các bên có thỏa thuận theo kỳ hạn, người đi thuê không trả tiền thuê trong liên tiếp 03 kỳ. Tương tự, với người đi thuê, chủ nhà đơn phương chấm dứt hợp đồng cũng phải báo trước cho người đi thuê trước 01 tháng.


5. Quyền lợi bên thuê nhà có bị ảnh hưởng khi chủ nhà chết, chủ nhà bán nhà cho người khác khi thời hạn hợp đồng thuê nhà vẫn còn?

Trường hợp bên cho thuê nhà chết mà thời hạn thuê vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng. Người thừa kế có trách nhiệm tiếp tục hợp đồng thuê nhà đã ký trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Còn trong trường hợp bên cho thuê không có người thừa kế, tài sản thuộc sở hữu của nhà nước, bên thuê vẫn được tiếp tục thuê nhà.

Bên cho thuê bán nhà (chuyển quyền sở hữu) nhà ở đang cho thuê cho người khác, mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng, chủ sở hữu nhà ở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.


6. Giá điện, nước được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?

Theo quy định pháp luật hiện hành thì giá bán lẻ điện sinh hoạt dao động từ 1.549 đồng/kWh – 2701 đồng/kWh, tùy vào lượng tiêu thụ điện.


Giá nước tùy thuộc vào từng địa điểm, người thuê cũng cần phải nắm rõ để tránh bị chủ nhà cho thuê ép giá quá cao.

Tin liên quan cùng chuyên mục Nhà cho thuê