Cách cải thiện cho bé gặp tình trạng đầy bụng và nôn

Ngày đăng: 3/20/2023 4:04:31 PM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 111
Chi tiết [Mã tin: 4519463] - Cập nhật: 30 phút trước

Các vấn đề rối loạn tiêu hóa ở trẻ luôn là nỗi lo thường trực của các bậc làm cha làm mẹ. Trẻ sơ sinh bị chướng bụng một trong những tình huống mà chúng ta thường xuyên phải đối mặt nhất. Hãy cùng tìm hiểu các biện pháp cải thiện tình trạng bé bị đầy bụng và nôn hiệu quả và nhanh chóng nhất trong bài viết dưới đây.

 

MẸ XỬ LÝ THẾ NÀO KHI BÉ BỊ ĐẦY BỤNG VÀ NÔN

Tạo thói quen sinh hoạt chuẩn khoa học

Đối với bữa ăn: Mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ để trẻ có thể tiêu hóa dễ dàng hơn, tránh để dạ dày của con bị quá tải. Trẻ mới ăn xong không nên nằm luôn. Lúc này mẹ nên bế và vuốt nhẹ nhàng vào lưng con nhé.

Khi cho trẻ nằm thì mẹ chú ý kê cao đầu cho trẻ, để phần thân trên cao hơn dạ dày. Từ đó tránh tình trạng trào ngược, trẻ bị nôn trớ thậm chí là sặc chất nôn.

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hoá cho bé

Với trẻ trên 1 tháng tuổi bị đầy bụng, nôn trớ do tiêu hoá thì mẹ có thể cho bé uống men vi sinh nhằm hỗ trợ tăng cường tiêu hoá và hỗ trợ tăng đề kháng cho trẻ

Tăng cường lợi khuẩn từ sớm cho bé bằng chế phẩm men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ tăng cường tiêu hóa tối ưu cho bé. Nhờ đó, cải thiện tối ưu các vấn đề tiêu hóa ở bé do tiêu hoá kém hay loạn khuẩn đường ruột giúp bé khỏe mạnh hơn.

Giúp bé ợ hơi thường xuyên

Giúp bé ợ hơi sẽ giải phóng khí thừa ở trong dạ dày. Từ đó bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, giảm tình trạng đầy bụng và nôn. Mẹ có thể làm như sau: Giữ bé ngồi thẳng, hoặc để con áp vào ngực mẹ, cằm đặt lên vai mẹ. Sau đó, khum khum bàn tay rồi vỗ nhẹ nhàng vào lưng của bé.

Lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ

Nếu mẹ cho trẻ bú trực tiếp thì những thực phẩm mẹ ăn cũng sẽ ảnh hưởng tới tiêu hóa của con. Do đó, mẹ hãy hạn chế ăn bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, hành tây.... hay những thực phẩm chứa nhiều tinh bột vào thực đơn mẹ nhé. Bởi những nhóm thực phẩm này sẽ khiến trẻ bị chướng bụng và nôn nhiều hơn.

Với trẻ mới ăn dặm thì mẹ không nên thay đổi chế độ ăn đột ngột cho con. Những loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa bao gồm: cháo trắng, thịt gà, sữa chua, bơ, chuối, các loại rau xanh… Ngoài ra, hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa thể tiêu hóa được nhiều loại thực phẩm. Vì thế, mẹ nên hạn chế cho con ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn nước ngọt, kẹo bánh,.... nhé.

Massage bụng cho trẻ

Massage bụng cho trẻ nhỏ là cách hiệu quả giúp giảm tình trạng đầy bụng và nôn. Mẹ thực hiện như sau:

·        Sau khi trẻ tắm hoặc ăn 30 – 60 phút, mẹ hãy massage cho con theo chiều kim đồng hồ xung quanh rốn.

·        Mẹ nên dùng dầu massage chuyen dụng để làm giảm ma sát giữa tay mẹ với da của trẻ. Có như vậy sẽ giúp trẻ thư giãn, thoải mái hơn.

BÉ BỊ ĐẦY BỤNG VÀ NÔN DO ĐÂU?

Do táo bón

Táo bón là tình trạng ứ đọng phân bên trong đại tràng lâu ngày khiến các vi khuẩn sinh hơi hoạt động mạnh mẽ. Vậy nên trẻ bị táo bón sẽ thường bị đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, nguyên nhân khiến trẻ đầy bụng nôn có thể do nhiễm ký sinh trùng đường ruột hoặc mắc chứng không dung nạp đường lactose…

Khẩu phần ăn không hợp lý

Có rất nhiều trẻ được cho tập ăn dặm từ sớm khi mà hệ tiêu hóa của bé còn chưa ổn định, dẫn đến lượng tinh bột và glycoprotein không được tiêu hóa và hấp thụ hết. Do vậy gây nên tình trạng dư thừa, thức ăn bị lên men và sinh hơi. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị đầy bụng, nôn trớ, khó chịu.

Mặt khác, nhiều me sợ trẻ nhanh đói nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, các bữa ăn rất gần nhau, lượng thức ăn không hợp lý cũng là nguyên nhân làm trẻ ăn không tiêu bị nôn. Ngoài ra, thói quen làm sẵn thức ăn cho trẻ sau đó lưu trữ lâu ngày khiến thức ăn bị biến chất, khi trẻ ăn vào cũng có thể gây ra đầy bụng và nôn.

Do trẻ bị tiêu chảy

Khi trẻ bị tiêu chảy, một lượng nước và chất điện giải đã bị mất ra ngoài theo phân, trong đó chủ yếu là kali. Khi đó sẽ gây ra chứng đầy bụng, cơ hoành bị đè đẩy, làm kích thích trẻ nôn trớ nhiều.


 

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé