Cách sử dụng bếp từ an toàn, tiết kiệm điện

Ngày đăng: 11/19/2021 2:39:52 PM - Điện tử, điện lạnh - Toàn Quốc - 175
Chi tiết [Mã tin: 3536203] - Cập nhật: 58 phút trước

Sử dụng bếp từ an toàn, tiết kiệm điện


Bếp điện từ ngày càng phổ biến trong căn bếp của người Việt mà nhiều nhất là ở khu vực thành thị, vậy việc sử dụng bếp từ đúng cách không chỉ đem lại sự an toàn cho cả gia đình bạn mà nó còn góp phần giảm lượng tiêu thụ điện năng hàng ngày nữa. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn một số mẹo nhỏ để sử dụng bếp từ an toàn, tiết kiệm điện.



1/ Lắp đặt đúng cách


Khi lắp đặt bếp từ trong nhà bếp, bạn cũng cần lưu ý việc chọn dây dẫn điện và phích cắm thích hợp. Vì bếp từ phải tiêu thụ một lượng công suất lớn nên bạn cần chọn loại phích cắm có dung lượng trên 15A. Đồng thời, bạn nên sử dụng cầu dao ngắt mạch tự động CB 30A, dây điện Φ 30 mm và cho dây điện tiếp đất.


Bạn nên đặt bếp từ ở nơi bằng phẳng và thoáng. Không đặt bếp trên thảm hay đồ kim loại vì nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt của bếp.


Khoảng cách lý tưởng để đặt bếp là cách tường ít nhất 15 cm và để tránh các vật dụng khác ít nhất 5 cm. Đặc biệt, bạn không nên đặt bếp ở nơi ẩm ướt hoặc gần những nơi có lửa. Môi trường đặt bếp nên duy trì từ 20 đến 40 độ.



2/ Sử dụng đúng mức điện áp


Khi mua bếp từ về, bạn cần xem trên sách hướng dẫn sử dụng hoặc trên sản phẩm có ghi điện áp định mức mà bếp từ sử dụng là bao nhiêu. Thường thì các sản phẩm bếp từ được sản xuất tại Việt Nam đều sử dụng điện áp định mức là 220 V. Tuy nhiên, một số loại bếp điện sản xuất ở nước ngoài thì có khi lại sử dụng điện áp 100 V.


Việc sử dụng nguồn điện áp không thích hợp với bếp từ sẽ gây ra hiện tượng cháy hoặc hỏng thiết bị, rất nguy hiểm. Vì thế, nếu muốn sử dụng được, bạn cần sử dụng thêm biến hạ áp có công suất đủ lớn, lớn hơn công suất của bếp điện từ, ví dụ bếp điện có công suất 00 W, công suất biến áp tối thiểu phải là 2000 W.

Xem thêm: Sửa chữa tủ bảo quản rượu vang tại Hà Nội.


3/ Sử dụng loại nồi phù hợp với bếp​

Không phải loại nồi nào cũng dùng được với bếp từ. Bếp từ chỉ có khả năng làm nóng các loại nồi inox hoặc sắt tráng men khi nấu ăn, còn các loại nồi như thủy tinh, nhôm, đồng, nồi đất thì không sử dụng được. Còn nếu bạn vẫn muốn sử dụng các loại nồi này thì có thể lót thêm một miếng sắt phẳng dưới đáy nồi.


Bên cạnh đó, khi bắt đầu nấu, bạn cần cân chỉnh lại đáy nồi ôm đều vòng tròn nhiệt của bếp rồi mới bật nút ON. Khi nấu xong, bạn nên chỉnh nhiệt độ dần xuống mức thấp nhất rồi mới nhấn nút OFF.


Trong quá trình sử dụng, bạn không nên tăng nhiệt độ khi trong nồi không có thức ăn vì sẽ dễ dẫn đến hiện tượng nồi bị biến dạng hoặc hỏng bếp. Bạn cũng không nên đặt các vật dụng bằng kim loại lên mặt bếp vì chúng sẽ gây hại cho chiếc bếp từ của bạn.



4/ Cách bảo quản và vệ sinh


Trong quá trình nấu ăn, bạn không được sờ tay vào bên trong vòng tròn nhiệt. Sau khi nấu ăn xong, bạn tắt bếp và rút nguồn, đợi cho đến khi bếp nguội hẳn thì mới dùng khăn ướt để lau mặt bếp.


Lưu ý, không nên dùng hóa chất để rửa vệ sinh mặt bếp vì nó có khả năng gây hư hại chất liệu bề mặt.


Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện bếp bị nứt vỡ thì phải lập tức ngưng sử dụng đem đi sửa chữa. Vì bên trong bếp là một hệ thống điện khá phức tạp nên nếu bạn tự ý sửa thì có khả năng gây nguy hiểm khi sử dụng.


Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, mời các bạn Truy cập: Sửa chữa bếp từ tại Hà Nội nếu các bạn muốn tư vấn kỹ thuật.

Tin liên quan cùng chuyên mục Điện tử, điện lạnh