Cải thiện đau bụng khó đi ngoài ở trẻ ăn dặm bằng cách nào?

Ngày đăng: 9/15/2022 3:02:00 PM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 53
Chi tiết [Mã tin: 4111679] - Cập nhật: 12 phút trước

Tình trạng táo bón ở trẻ thường xảy ra và luôn khiến cha mẹ đau đầu lo lắng. Vậy cha mẹ nên làm gì khi gặp tình huống này? Hãy cùng tham khảo các biện pháp chăm sóc cho trẻ ăn dặm đau bụng khó đi ngoài trong bài viết sau nhé!

 

CÁC CÁCH CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG ĐAU BỤNG KHÓ ĐI NGOÀI Ở TRẺ ĂN DẶM

Khi đã biết các nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể thực hiện những biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng của trẻ, giúp con đi ngoài dễ dàng hơn bằng cách:

·        Trong các nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm hay bị táo bón thì thiếu nước cũng là một vấn đề cần lưu ý. Giai đoạn này mẹ nên cho con uống thêm nhiều nước, không để cho con khát nước, thiếu nước mới cho uống. Nhờ uống nước mà phân trẻ sẽ mềm hơn, dễ đào thải hơn qua đường ruột, tình trạng táo bón cũng cải thiện tốt hơn.

·        Cung cấp hàm lượng lợi khuẩn cho trẻ bằng men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là lựa chọn tuyệt vời được nhiều bố mẹ tin chọn dùng cho bé nhà mình. Bằng việc nạp thêm lợi khuẩn, hệ sinh thái nhanh chóng được thiết lập lại sự cân bằng, duy trì và ổn định sức khỏe đường ruột và ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây hại.

·        Để khắc phục tình trạng trẻ ăn dặm đau bụng khó đi ngoài, mẹ cần chú ý hơn trong việc chế biến các món ăn dặm cho con. Hãy ưu tiên cho trẻ ăn những món ăn dạng mềm, lỏng và dần chuyển sang dạng đặc, cứng hơn khi con đã quen dần với việc ăn dặm những món mới ngoài sữa mẹ.

·        Thực hiện massage bụng với đầu ngón tay theo, massage theo chiều kim đồng hồ giúp trẻ thư giãn và thúc đẩy nhu động ruột, giúp trẻ nhuận tràng. Hoạt động này giúp hơi ấm từ tay mẹ tạo cảm giác dễ chịu cho con. Hãy kết hợp với động tác đạp xe một cách đơn giản giúp trẻ thư giãn và để con không còn đau đớn khi đi ngoài.

LÝ DO GÂY RA TÌNH TRẠNG TRẺ ĂN DẶM ĐAU BỤNG KHÓ ĐI NGOÀI

Hiện tượng trẻ đau bụng và táo bón không hiếm gặp đặc biệt trong thời kỳ đầu mới ăn dặm. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là bởi:

·        Táo bón bệnh lý: Trẻ bị táo bón khi ăn dặm còn có thể do các bệnh lý đường tiêu hóa, hậu môn, trực tràng hoặc bệnh lý nội tiết như suy giáp.

·        Hệ tiêu hóa chưa thích nghi kịp: Nhiều trẻ bú mẹ hoàn toàn trước khi bắt đầu ăn dặm. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất dễ tiêu hóa nên hầu như trẻ bú mẹ không bị táo bón. Khi chuyển sang giai đoạn ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ phải làm quen với sự thay đổi thức ăn, đồ ăn có độ thô và khó tiêu hóa hơn, khiến cho hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn và dễ gây ra tình trạng trẻ nhỏ bị táo bón.

·        Ăn dặm quá sớm: Bố mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn khi con được ít nhất 6 tháng tuổi, bởi ăn dặm quá sớm khiến cho hệ tiêu hóa còn non nớt không đủ khả năng để tiêu hóa hết lượng thức ăn cần thiết và gây ra tình trạng táo bón lúc ăn dặm.


 

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé