Cải thiện táo bón ở trẻ 3 tháng tuổi bằng cách nào?

Ngày đăng: 2/9/2023 3:45:47 PM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 158
Chi tiết [Mã tin: 4425552] - Cập nhật: 40 phút trước

Với một hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ gặp phải tình huống bị táo bón. Trẻ bị táo bón thường sẽ biểu hiện ra ngoài bằng sự nhăn nhó, khó chịu và có thể sẽ thường xuyên quấy khóc hơn. Vậy đâu là những cách chữa táo bón cho trẻ 3 tháng tuổi?


CẢI THIỆN TÁO BÓN Ở TRẺ 3 THÁNG TUỔI BẰNG CÁCH NÀO?

Khi đã xác định bé bị táo bón, mẹ có thể tìm tới các cách chữa táo bón cho trẻ 3 tháng tuổi an toàn để giúp con mau khỏi bệnh, tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của con:

Sắp xếp lại chế độ ăn uống của mẹ cho con bú

Khi thấy trẻ bị táo bón, trước tiên mẹ cần xem lại chế độ dinh dưỡng của bản thân. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cơ thể sản sinh nhiều sữa, hỗ trợ tiêu hóa của trẻ bú mẹ. Theo đó, bữa ăn của mẹ đang cho con bú cần đảm bảo cung cấp đủ chất xơ từ các loại rau củ, hoa quả tươi như táo, lê, chuối, rau mồng tơi, khoai lang..

Mẹ có thể bổ sung thêm những thực phẩm tăng cường lợi khuẩn vào bữa phụ và tránh ăn các món cay nóng, nhiều dầu mỡ, chứa nhiều đường và các loại thức uống có ga, có chứa caffeine..

Cho trẻ uống men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa

Men vi sinh cho trẻ bị táo bón là sản phẩm giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng nhanh chóng cho bé. Điều này tạo tiền đề giúp bé tiêu hóa ổn định, giảm nhanh các dấu hiệu táo bón, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.. của trẻ nhờ nạp một hàm lượng lớn lợi khuẩn đường ruột vào cơ thể, lấy lại sự cân bằng cho hệ vi sinh. Nhờ đó, trẻ sẽ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, tăng sức đề kháng tự nhiên và phòng tránh táo bón tái phát sau đó. Mẹ nên duy trì cho trẻ dùng men vi sinh ít nhất 3 tháng để bảo vệ đường ruột của trẻ hiệu quả.

Tăng cường cữ bú trong ngày cho trẻ táo bón

Táo bón ở trẻ 3 tháng tuổi có thể do cơ thể bé bị thiếu nước. Lúc này, mẹ cần bổ sung nước thêm cho trẻ với hành động cho con bú nhiều cữ hơn. Bởi ngoài chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn chứa lượng nước dồi dào mà cơ thể bé cần. Bổ sung đủ nước giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp phân mềm xốp và thúc đẩy quá trình bài tiết chất thải.

Lưu ý trong giai đoạn này mẹ chỉ cung cấp nước từ sữa mẹ và sữa công thức, không cho con uống nước lọc hay nước ép trái cây hoặc các loại nước khác..

Giúp trẻ vận động và massage để bé nhuận tràng

Một trong những cách chữa táo bón cho trẻ 3 tháng tuổi hiệu quả phải kể tới biện pháp giúp trẻ vận động nhiều hơn. Những bài tập tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ như bài tập đạp xe, bài tập lật người hay các động tác massage đều có tác dụng kích thích nhu động ruột và thúc đẩy trẻ bị táo bón dễ đi ngoài.

GIÚP MẸ NHẬN BIẾT TRẺ 3 THÁNG TUỔI BỊ TÁO BÓN

Hệ tiêu hóa của trẻ 3 tháng tuổi còn non nớt, chưa hoàn thiện nên hay gặp các rối loạn tiêu hóa, điển hình là tình trạng táo bón.

Bố mẹ có thể nhận biết tình trạng táo bón của con qua các dấu hiệu sau đây:

·        Trẻ bị căng thẳng khi đi đại tiện: Táo bón thường làm cho phân cứng, khô, rất khó để đẩy ra bên ngoài. Khi bé sơ sinh khó đi ngoài thường hay căng thẳng, kèm theo các biểu hiện như mặt đỏ, gồng mình, la khóc do phân cứng.

·        Hình thái phân: Quan sát hình thái của phân cũng là cách nhận biết trẻ có đang bị táo bón hay không. Phân của trẻ bị táo bón thường đóng cục, phân khô rắn hay có vết nứt trên bề mặt, có khi phân cứng và rời rạc như phân dê với mùi khó ngửi..

·        Trẻ bỏ ăn, quấy khóc: Khi bị táo bón trẻ rất khó chịu, bỏ ăn, quấy khóc và ngủ không sâu giấc, nếu kéo dài tình trạng này có thể khiến cho con bị suy dinh dưỡng, chậm lớn..

·        Trẻ bị chướng bụng, đầy hơi: Thức ăn nạp vào cơ thể không được tiêu hóa và bài tiết ra bên ngoài khiến cho con dễ bị đầy hơi, chướng bụng. Mẹ có thể nhận ra tình trạng này khi xoa bụng trẻ thấy căng cứng, trẻ xì hơi rất nặng mùi.

·        Tần suất đại tiện giảm: Với trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón, tần suất đại tiện của con có thể đang từ 1-2 lần/ngày giảm xuống ít hơn 3 lần/tuần. Tuy nhiên mẹ cũng cần phân biệt trẻ bị táo bón với thời kỳ giãn ruột của trẻ. Nếu trẻ bị giãn ruột sinh lý, tần suất đi ngoài của con có thể giảm đột ngột, tuy nhiên hoạt động ăn uống, ngủ nghỉ của bé vẫn bình thường.


Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé