Chăm sóc chó già yếu cần biết 4 điều gì?

Ngày đăng: 6/16/2024 11:47:55 PM - Thú nuôi và vật dụng - TP HCM - 16
  • ~/Img/2024/6/cham-soc-cho-gia-yeu-can-biet-4-dieu-gi-01.png
  • ~/Img/2024/6/cham-soc-cho-gia-yeu-can-biet-4-dieu-gi-02.png
~/Img/2024/6/cham-soc-cho-gia-yeu-can-biet-4-dieu-gi-01.png ~/Img/2024/6/cham-soc-cho-gia-yeu-can-biet-4-dieu-gi-02.png
Chi tiết [Mã tin: 5372720] - Cập nhật: 45 phút trước

Việc chăm sóc chó già yếu đòi hỏi rất nhiều tình yêu thương và sự kiên nhẫn nhưng tôi tin rằng bạn sẽ luôn nhớ mãi khoảnh khắc được ở bên chú chó của mình đến khi ra đi. Khi bạn ở bên cạnh một chú chó già lớn tuổi, giai đoạn này có thể không hề dễ dàng, vì chú chó ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bạn.

1. Tìm hiểu về những đặc điểm của chó già yếu

Chó già yếu là như thế nào? Tuổi thọ trung bình của chó phụ thuộc vào giống và kích thước. Một chú chó được xem là “già” khi nó ở trong khoảng 1/3 giai đoạn cuối đời của mình. Chẳng hạn, một giống chó cỡ lớn có vòng đời trung bình là 9 năm, chó từ 6 đến 9 tuổi sẽ được coi là chó già.

Trong khi đó, với giống chó cỡ nhỏ như Poodle có tuổi thọ trung bình là 15 năm, thì độ tuổi từ 10 đến 15 mới được xem xét là giai đoạn già của chúng. Tương tự, bạn cũng có thể xác định tuổi già cho các giống chó khác như Becgie hay Rottweiler.


2. Những vấn đề mà một chú chó già yếu có thể gặp phải

  • Viêm khớp: Nếu thấy chó của bạn di chuyển chậm chạp, ít vui vẻ và nhanh chóng mệt mỏi, đó có thể là dấu hiệu của viêm khớp. Viêm khớp là tình trạng thường gặp ở chó già và có thể gây đau đớn. Bạn nên đưa chó đến thăm bác sĩ thú y để tìm giải pháp giảm đau.
  • Tăng cân bất thường: Một số chó già có thể tăng cân nhanh chóng. Điều này không chỉ là dấu hiệu của lão hóa mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Hãy điều chỉnh khẩu phần ăn và cân nhắc sử dụng thức ăn chuyên dụng cho chó già.
  • Vấn đề răng miệng: Hơi thở kháng khít và răng bị mảng bám là dấu hiệu rõ ràng của vấn đề về răng miệng. Hãy chăm sóc răng miệng thường xuyên và thăm bác sĩ thú y định kỳ.
  • Tai và mắt: Sự giảm thị lực và thính giác là vấn đề phổ biến ở chó già như: c thủy tinh thể, teo võng mạc, viêm giác mạc… Hãy quan sát chú chó của bạn và tìm hiểu nếu cần thiết về việc điều trị hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng.
  • Vấn đề đi vệ sinh: Chó già có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát nhu cầu vệ sinh của mình. Đảm bảo chúng có môi trường sạch sẽ và yên tĩnh để tránh căng thẳng.
  • Rối loạn nhận thức: Chó già đôi khi có vấn đề với nhận thức, giống như Alzheimer ở con người. Nếu chú chó của bạn thể hiện sự mất trí hoặc chó đi lạc, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ thú y.

3. Chăm sóc chó già yếu như thế nào?

Khi các chú chó đã lớn tuổi, việc gặp bác sĩ thú y thường xuyên để thăm khám là một điều cần thiết để đảm bảo rằng chúng ta có thể phát hiện những vấn đề về sức khỏe kịp thời để đưa ra các giải pháp.

Ngoài ra, việc chăm sóc chó già yếu tại nhà cũng rất cần thiết để hỗ trợ và nâng cao sức khỏe của chú chó ấy. ạn cũng có thể chăm sóc sức khỏe cho chú chó tại nhà để làm chậm sự khởi phát của các bệnh này và các tình trạng liên quan, bằng cách:

  1. Cho chó ăn thức ăn cân bằng, đủ dinh dưỡng với lượng phù hợp với khẩu phần thức ăn cần thiết cho một chú chó già yếu:
  • Protein: Loại thức ăn cho chó già thương mại thường chứa khoảng % protein. Đối với chó mắc bệnh suy thận, hàm lượng này giảm xuống còn khoảng 14%.
  • Calories và chất béo: Chó già thường cần ít calories và chất béo hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là cân nhắc lượng thức ăn, không nên giảm mạnh.
  • Chất xơ: Để giúp chó già không bị táo bón, lượng chất xơ nên chiếm 3-5% trong khẩu phần thức ăn.
  • Vitamin và khoáng chất: Chó già cần được bổ sung thêm các loại vitamin như A, E và C cùng với các khoáng chất cần thiết khác.
  1. Duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng để tránh các bệnh liên quan đến béo phì
  2. Thường xuyên cắt tỉa lông cho chú chó – tắm rửa, chải lông và vệ sinh răng
  3. Liên tục cập nhật các phương pháp điều trị chống ký sinh trùng
  4. Cho chó tập thể dục thường xuyên, tuy nhiên, nên rút ngắn quãng đường đi bộ

4. Chia sẻ từ những bác sĩ thú y và những người chăm sóc chó già yếu


Một số tình trạng hoặc bệnh giai đoạn cuối có thể khiến chú chó của bạn phải chịu đau đớn hoặc khó chịu cực độ. Trong trường hợp này, bác sĩ thú y sẽ khuyên bạn dùng thang đo “chất lượng sống” để đánh giá mức độ đau đớn mà thú cưng của bạn đang phải chịu đựng.

Thang đo này xem xét bảy yếu tố để giúp bạn và bác sĩ thú y đưa ra quyết định về cách chăm sóc tốt nhất cho chú chó, trong đó có tình trạng vệ sinh, cảm giác đói, mức độ hạnh phúc, khả năng vận động và liệu số ngày mà thú cưng của bạn có chất lượng sống tốt có nhiều hơn số ngày có chất lượng sống kém hay không.

Việc ưu tiên chất lượng cuộc sống của thú cưng có nghĩa là xem xét tất cả các lựa chọn của bạn, điều này có thể bao gồm chăm sóc giảm nhẹ và chăm sóc cuối đời trong giai đoạn cuối đời của thú cưng. Đó là khi chú chó của bạn được điều trị y tế và được tạo điều kiện thoải mái.

Ví dụ: chú chó có thể trải qua quá trình hóa trị liệu hoặc được gắn ống nuôi cũng như được mát-xa, vật lý trị liệu hay điều chỉnh môi trường.

5. Kết luận

Nếu sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ thú y, bạn xác định thấy rằng chất lượng sống của chú chó đang giảm sút nhanh chóng và tình trạng khó chịu quá nặng, bạn có thể cần xem xét các lựa chọn khác. Là vật nuôi trong gia đình, chú chó của bạn có lẽ đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn trong suốt nhiều năm. Với những năm cuối đời của chú chó, bạn phải đặt chất lượng cuộc sống của thú cưng lên hàng đầu.

Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về cách chăm sóc cho chú chó già yếu của mình và những lựa chọn để ưu tiên cuộc sống khỏe mạnh của chú chó. Tham khảo thêm.

Để biết thêm nhiều cẩm nang thú cưng, ban có thể ghé thăm: http://thepetfriends.hopto.org/

Tin liên quan cùng chuyên mục Thú nuôi và vật dụng