Chia sẻ kinh nghiệm mở nhà hàng chắc chắn kinh doanh có lãi!

Ngày đăng: 11/10/2020 10:30:15 PM - Lĩnh vực khác - Đắk Lắk - 181
Chi tiết [Mã tin: 3119477] - Cập nhật: 39 phút trước

Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn – đây là câu hỏi mà bất cứ ai cũng khó lòng trả lời được. Quy mô của nhà hàng là tùy thuộc vào nguồn vốn mà bạn huy động được.

Nếu bạn có một nguồn vốn mạnh thì có thể đầu tư một nhà hàng lớn và sang trọng.

Còn nếu nguồn vốn của bạn chưa đủ mạnh thì bạn có thể đi tìm thêm các nhà đầu tư có chung niềm đam mê. Vì thế bạn cần phải có Bảng dự toán chi phí mở nhà hàng

Sau khi đã có được nguồn vốn để mở nhà hàng, bạn cần phải tính toán rồi chia ra thành 2 nguồn tiền:

  1. Nguồn vốn ban đầu.
  2. Nguồn vốn sau khai trương.

Học hỏi thêm những kiến thức về kinh doanh nhà hàng.

Số lượng nhà hàng hiện nay mọc lên như nấm sau mưa nên trong thị trường này việc cạnh tranh là vô vùng khốc liệt.

Bạn muốn kinh doanh nhà hàng thì lòng say mê thôi là vẫn chưa đủ mà nó còn đòi hỏi bạn phải am hiểu về mọi mặt, kiền thức càng rộng càng có lợi cho bạn.

Sau đây tôi sẽ chia sẻ với các bạn 5 nhóm kiến thức về cách kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, nắm rõ những điều này chắc chắn các bạn sẽ thành công:

  1. Kiến thức quản lý nhân sự và về tổ chức: Bạn phải đào tạo và giữ chân được những nhân viên ưu tú, phải lên được bảng mô tả công việc quản lý nhà hàng cho nhân viên nắm rõ.
  2. Kiến thức về tài chính: Bạn phải giỏi về tính toán để thu chi hợp lý và không bị lỗ vốn, phải lên được bảng dự toán chi phí mở nhà hàng càng chi tiết càng tốt.
  3. Kiến thức về Marketing: giúp bạn biết cách quảng bá rộng rãi thương hiệu, đón đầu những xu hướng…
  4. Kiến thức về món ăn và thức uống: Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của nhà hàng nên bạn phải thường xuyên cập nhật thông tin về những món ăn và rượu hoặc thảo luận cùng bếp trưởng để thay đổi thực đơn được hấp dẫn, lôi cuốn hơn.
  5. Kiến thức về vệ sinh An Toàn Thực Phẩm: Yếu tố này cũng không kém phần quan trọng vì nó tạo nên uy tín của nhà hàng nên bạn phải tìm hiểu thật kỹ về An Toàn Thực Phẩm để không vi phạm.

Xác định mục tiêu.

Khách hàng chính là mục tiêu tiềm năng mà nhà hàng nhắm đến và nhà hàng có nhiệm vụ thu hút cũng như thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Vậy thì 100%.

Nhiệm vụ của bạn là tập trung vào 5-10% thị trường vì không có nhà hàng nào có thể đủ sức hấp dẫn được tất cả mọi người. Như vậy, nhà hàng đó đã được cho là thành công.

Cách để tìm hiểu đặc điểm của từng đối tượng cụ thể và lập ra kế hoạch kinh doanh phù hợp chính là phân đoạn thị trường theo độ tuổi, theo thu nhập, theo sở thích…

Đề từ đó chọn cho mình ngách kinh doanh xem là mình sẽ mở nhà hàng kiểu nào :

  • Nhà hàng buffet nướng
  • Nhà hàng ăn uống
  • …….


Xem thêm: Phần mềm bán hàng tạp hoá

Xem thêm: Phần mềm bán hàng siêu thị


Xin giấy phép kinh doanh trước khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng

Các bạn cần phải xin được giấy phép kinh doanh trước khi bắt đầu thực hiện mở nhà hàng, ngoài ra một số giấy tờ khác như giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một yếu tố rất quan trọng bắt buộc phải có.

Nếu như nhà hàng của bạn phục vụ các loại đồ uống có cồn như bia, rượu thì cần phải xin giấy phép kinh doanh mặt hàng này.

Bạn nên tham khảo thật kỹ các quy định của địa phương và thực hiện thật đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết để việc kinh doanh của mình không gặp phải các rắc rồi về sau.

Nếu có khả năng, bạn nên thành lập hẳn văn phòng hoặc công ty để giúp phân chia rõ ràng cũng như bảo vệ nguồn chi phí kinh doanh và tài sản cá nhân.

Không gian và nội thất phải thật thu hút.

Thông thường diện tích nhà hàng sẽ chia ra làm 3 phần: 60% dành cho khách và 30% là khu bếp, 10% còn lại là văn phòng và khu trữ hàng.

Phần nội thất tùy thuộc vào nguồn vốn và sở thích cũng như thẩm mỹ của bạn.

Tạo dấu ấn thương hiệu riêng bằng đồng phục nhân viên.

Nhà hàng là ngành kinh doanh có đối tượng khách hàng thu nhập khá trở lên, thế nên tiêu chí về hình ảnh nhân viên cũng rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của nhà hàng.

Một nhà hàng sẽ gồm nhiều bộ phần khác nhau như tiếp tân, bếp, phục vụ…Nhà hàng cần phải thiết kế đồng phục cho từng bộ phận khác nhau nhưng vẫn giữ được phong cách chủ đạo.

Việc này giúp cho khách hàng dễ dàng phân biệt và liên hệ khi cần.


Tuyển dụng và đào tạo nhân sự.

Ngay từ đầu bạn phải chú trọng vào việc tuyển dụng nhân sự vì từ khi khách hàng bước vào và tới khi rời khỏi nhà hàng của bạn thì nhân viên cũng giống như là bộ mặt của nhà hàng, cũng như là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của nhà hàng.


Quản lý là vị trí trước tiên bạn cần phải tuyển vào và tuyển trước ít nhất một tháng vì khi nhà hàng khai trương họ sẽ hỗ trợ bạn tuyển dụng các vị trí còn lại và giúp bạn thêm nhiều việc khác nữa.

Tìm kiếm địa điểm kinh doanh nhà hàng hợp lý.

Trước tiên là phải xem xét thật cẩn trọng và kỹ lưỡng địa điểm mà bạn đã chọn, vì mặt bằng kinh doanh tạo ra đến 70% hiệu quả cho việc kinh doanh.

Bạn cần đặc biệt lưu ý đến những yếu tố sau khi lưạ chọn đia điểm mở nhà hàng:

  1. Bạn phải thăm dò xem trước kia địa điểm này đã làm những gì, kinh doanh gì và lý do gì họ ngừng kinh doanh rồi quyết định sang nhượng lại mặt bằng.
  2. Những nhà hàng xung quanh có buôn bán cùng một mặt hàng giống bạn không? Xem xét kỹ càng xem họ có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới hoạt động của nhà hàng bạn không?
  3. Xem gần đó có bãi đỗ xe không? Và số người qua lại nơi đó hàng ngày có tấp nập không? Địa điểm đó có thật sự thuận lợi và thu hút được khách hàng của bạn ghé thăm không?

Thực đơn thật đặc biệt và hấp dẫn.

Có thể nói kinh tế của nhà hàng phụ thuộc vào thực đơn, nên trong thực đơn của nhà hàng bắt buộc phải có ít nhất là một món đặc biệt gây ấn tượng với khách hàng.

Để mỗi khi nhắc đến món ăn đó thì khách hàng sẽ nhớ ngay tới nhà hàng của bạn.

Bạn hãy thường xuyên làm việc với bếp trưởng cũng như cập nhật thông tin những món ăn mới để sắp xếp một thực đơn hợp lý nhất. Cũng như tạo cho khách hàng có nhiều sự lực chọn khác nhau.

Ngoài những việc quan trọng cần chuẩn bị trên đây thì yếu tố cần thiết giúp kinh doanh thành công chính là yếu tố marketing. Vì các bạn sẽ không thể kinh doanh thành công nếu như chưa tìm hiểu về marketing.


>>> Phần mềm quản lý bmt

>>> Quản lý bán hàng bmt

>>> Phần mềm quản lý bán hàng bmt


Tin liên quan cùng chuyên mục Lĩnh vực khác