Chiến lược 4p trong marketing

Ngày đăng: 8/18/2022 11:35:56 AM - Việc làm, Tuyển dụng - Toàn Quốc - 67
Chi tiết [Mã tin: 4042277] - Cập nhật: 3 phút trước

Chiến lược 4P trong Marketing


Ngày càng có nhiều sản phẩm và dịch vụ ra đời, tồn tại cùng lúc và song song với những sản phẩm và dịch vụ cũ trên thị trường. Câu hỏi được nhiều doanh nghiệp và công ty đặt ra ở đây đó làm sao những sản phẩm và dịch vụ có thể có được sức sống trên thị trường được bây giờ.Trong khi những ưu thế đi trước đã được sản phẩm và dịch vụ cũ chiếm lĩnh lấy hết. Câu trả lời cho bạn đó là áp dụng 4P trong Marketing. Vậy thì 4P trong Marketing là gì mà nó có thể giúp cho những sản phẩm và dịch vụ mới ra mắt có được sức hút hơn những sản phẩm và dịch vụ cũ?

Hôm nay hãy cùng Azgad Agency tìm hiểu về 4P trong Marketing cũng như là các vấn đề liên quan khác nhé! Cùng đi sâu vài chi tiết bài viết để biết thêm thông tin ngay nào!

4P trong Marketing là gì?

4P trong Marketing là một mô hình Marketing có 4 yếu tố chính và cơ bản bao gồm:

  • Product (Sản phẩm).
  • Price (Giá cả).
  • Place (Địa điểm).
  • Promotion (Quảng bá).

Và 4 yếu tố này được gọi chung với cái tên đó là Marketing hỗn hợp hay Marketing mix. Mức độ bạn hiểu và vận dụng được 4P trong Marketing đối với sản phẩm của bạn thành công được bao nhiêu, có thể đo lường bằng chỉ số về doanh thu của bạn sau khi áp dụng 4P vào Marketing.

Các chuyên gia trước đó đã xác định được và cho rằng có 4 yếu tổ ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. 4 yếu tố này là gì bạn cũng vừa được Azgad nhắc đến chúng rồi đấy, đó chính là 4P trong Marketing:

  • Product (Sản phẩm): Bạn sẽ bán sản phẩm gì cho người tiêu dùng?
  • Price (Giá cả): Bạn sẽ đưa ra mức giá bao nhiêu cho sản phẩm bạn bán?
  • Place (Địa điểm): Người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm của bạn ở đâu?
  • Promotion (Quảng bá): Người tiêu dùng sẽ tìm hiểu về sản phẩm của bạn như thế nào?


Bước 1: Cần phải xác định được điểm bán hàng độc nhất

Xác định USP – điểm bán hàng độc nhất đó chính là tìm ra được những giá trị riêng của chỉ sản phẩm của bạn có được.

Bước 2: Thấu hiểu được khách hàng

Biết được những khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Ai sẽ mua sản phẩm của bạn? Vấn đề mà những khách hàng mục tiêu của bạn cần giải quyết là gì? Khách hàng mong muốn gì khi mua sản phẩm của bạn?

Bước 3: Tìm hiểu đối thủ của bạn

Tính toán, tìm hiểu và đánh giá kỹ lưỡng đối thủ về các khía cạnh như giảm giá, khuyến mại, bảo hành, ưu đãi như nào,…

Bước 4: Đánh giá các kênh phân phối, địa điểm mua hàng cho sản phẩm

Ở bước này thì bạn nên tìm hiểu rõ về 2 vấn đề chính:

  • Khách hàng mục tiêu của bạn thường mua sản phẩm của bạn ở đâu?
  • Họ hay thường xuyên sử dụng kênh truyền thông nào?

Bước 5: Phát triển các bước truyền thông

Ở bước này chính là bước mà sức mạnh truyền thông nó sẽ lên tiếng và có tiếng nói nhất. Hãy sử dụng bất kỳ phương thức quảng cáo nào để có thể đảm bảo rằng thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng nhất có thể.

Bước 6: Kết hợp các yếu tố lại với nhau và kiểm tra tổng thể


Tư vấn Marketing là gì ?

Bạn có thể nghĩ một cách đơn giản là đưa ra những lời khuyên và hướng dẫn cụ thể và những lời khuyên đó sẽ giúp cho kế hoạch và chiến lược mục tiêu của doanh nghiệp bạn luôn đi đúng theo tiến trình đã đặt ra.

Và việc tư vấn Marketing tổng quát thì không dừng lại chỉ bằng những lời khuyên mà bạn sẽ cần gặp mặt và bàn luận việc trực tiếp những điều bạn cần được giải đáp trong thời gian dài với bên tư vấn. Hai bên sẽ  cùng nhau  vạch ra chiến lược cách cụ thể nhất và đề ra các giải pháp mà doanh nghiệp bạn đang gặp phải.

Khi nào bạn nên sử dụng dịch vụ tư vấn Marketing

  • Mức doanh thu của doanh nghiệp bạn đang ở mức báo động hay các mục tiêu đề ra không đạt chuẩn .
  • Tổng quát chi phí trên thị trường đang có chiều hướng tăng, và bạn không có thước đo lường chính xác.
  • Đang trên đà mất kiểm soát và doanh nghiệp chơ vơ giữa thị trường.
  • Hay có thể doanh nghiệp muốn mở rộng mô hình sản xuất,  hay mở rộng kinh doanh hoặc giới thiệu sản phẩm mới ra mắt .
  • Đặt mục tiêu tăng trưởng tối đa cho doanh nghiệp của bạn .
  • Doanh nghiệp trong giai đoạn sắp ra mắt hay mới tham gia thị trường.
  • Doanh nghiệp sẽ phác họa được chân dung khách hàng, mục tiêu nhằm đưa ra phương thức tiếp cận.
  • Đề ra các chiến lược cạnh tranh với các đối thủ khác trên các kênh thương mại, khiến cho khách hàng có thể nhận biết doanh nghiệp bạn  khác biệt và tốt hơn so với doanh nghiệp đối thủ.
  • Tiết kiệm được thêm nhiều chi phí , tập trung nguồn lực nhắm đúng vào thị trường mục tiêu.
  • Hiểu và rà soát  được các giai đoạn tăng trưởng bạn cần phải làm những gì.
  • thời gian được tiết kiệm hiệu quả.

Khái niệm 7P trong Marketing

7P trong Marketing được viết tắt từ 7 cụm từ khác nhau. Cụ thể như:

  • Product: Sản phẩm.
  • Price: Giá.
  •  Place: Điểm phân phối.
  •  Promotion: Xúc tiến bán hàng.
  •  People: Con người.
  • Process: Quy trình.
  •  Physical Evidence: Bằng chứng hữu hình.

Mô hình Marketing 4P vào những năm 1960 đã được chuyên gia Marketing có tên E. Jerome McCarthy sáng tạo ra. 

Sau đó, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới và mở rộng thành Marketing 7P. Không những vậy,  mà còn rất nhiều trường kinh tế đã mang thuật ngữ này vào các lớp Marketing để giảng dạy. Trong các chiến lược kinh doanh, nếu không nắm rõ thị trường bạn hướng tới và tìm ra chính xác những gì mà khách hàng muốn ở sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn mang đến thì chắc chắn bạn sẽ thất bại.

Và ngược lại, bạn sẽ gạch hái được rất nhiều lợi nhuận khi hiểu rõ các khái niệm trên, hơn hết bạn sẽ biết cách để tối đa hóa lợi nhuận và khiến doanh nghiệp phát triển bền vững.

Hiện nay, đối với rất nhiều người làm Marketing, đặc biệt là những marketers đầy triển vọng thì chắc hẳn , đều nghĩ rằng 7P trong Marketing thuộc những kiến thức cơ bản , và nhiều khi không quan tâm và tìm hiểu sâu về nó. 








Tin liên quan cùng chuyên mục Việc làm, Tuyển dụng