Chiến lược giá hớt váng là gì? các doanh nghiệp sử dụng chiến lược hớt váng

Ngày đăng: 10/16/2024 9:46:40 AM - Lĩnh vực khác - Toàn Quốc - 19
  • ~/Img/2024/10/chien-luoc-gia-hot-vang-la-gi-cac-doanh-nghiep-su-dung-chien-luoc-hot-vang-01.png
~/Img/2024/10/chien-luoc-gia-hot-vang-la-gi-cac-doanh-nghiep-su-dung-chien-luoc-hot-vang-01.png
Chi tiết [Mã tin: 5612127] - Cập nhật: 10 phút trước

Chiến lược giá hớt váng là một trong những phương pháp định giá hiệu quả giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận ngay từ giai đoạn đầu ra mắt sản phẩm. Tuy nhiên, chiến lược này cũng tiềm ẩn rủi ro và đòi hỏi sự tính toán cẩn thận. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược hớt váng, thời điểm áp dụng và những doanh nghiệp đã thành công với chiến lược này.

Xem thêm:

Chiến lược giá hớt váng được sử dụng phổ biến trong kinh doanh

Xem thêm:

Chiến lược giá hớt váng là gì? Ưu và nhược điểm

Chiến lược giá hớt váng (price skimming) là một chiến lược định giá phổ biến trong kinh doanh. Đặc biệt ở các thị trường có sản phẩm công nghệ cao hoặc hàng hóa xa xỉ. Trong đó, doanh nghiệp đặt mức giá cao cho một sản phẩm mới. Mục tiêu chính của chiến lược này là “hớt váng” thị trường. Có thể hiểu là tối đa hóa lợi nhuận trong giai đoạn ra mắt sản phẩm, khi người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao để trở thành những người sở hữu đầu tiên. 

Chiến lược giá hớt váng thường áp dụng trong những ngành có chu kỳ sống của sản phẩm ngắn, nơi mà sự đổi mới liên tục và yêu cầu của khách hàng thường rất cao. Điều này giúp doanh nghiệp không chỉ tận dụng tối đa lợi nhuận từ những khách hàng sẵn sàng chi trả, mà còn giúp nâng cao giá trị thương hiệu của sản phẩm.

Định nghĩa về chiến lược giá hớt váng

Ưu điểm

Chiến lược giá hớt váng mang đến nhiều lợi thế cho doanh nghiệp. Một số ưu điểm nổi bật có thể kể đến như:

  • Tối đa hóa lợi nhuận ban đầu: doanh nghiệp có thể tận dụng tâm lý của những người mua sớm, những người không ngại chi trả mức giá cao để được sở hữu sản phẩm mới. Điều này giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận cao ngay từ đầu ra mắt sản phẩm.
  • Thu hồi vốn nhanh: hiến lược này đặc biệt hữu ích cho các sản phẩm đòi hỏi chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) lớn. Đặc biệt là đối với các sản phẩm công nghệ cao. Bằng cách định giá cao ngay từ đầu, doanh nghiệp có thể thu hồi vốn đầu tư nhanh chóng.
  • Tạo cảm giác sản phẩm cao cấp: chiến lược giá hớt váng có thể tạo ra ấn tượng rằng sản phẩm có chất lượng tốt và giá trị cao khi có giá cao. Từ đó giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ hơn.

Nhược điểm

Đối với những ưu điểm mà chiến lược hớt váng mang lại. Bên cạnh đó cũng còn có nhiều hạn chế khi doanh nghiệp sử dụng chiến lược này trong kinh doanh. Một số nhược điểm cần nên lưu ý như: 

  • Giới hạn đối tượng khách hàng ban đầu: vì giá ban đầu rất cao, sản phẩm có thể chỉ tiếp cận được một số nhỏ khách hàng. Đặc biệt là những người tiêu dùng có thu nhập cao hoặc những người yêu thích công nghệ.
  • Rủi ro về cạnh tranh: nếu doanh nghiệp khác nhanh chóng đưa ra sản phẩm cạnh tranh với giá thấp hơn, công ty áp dụng chiến lược giá hớt váng có thể mất đi thị phần. Chính vì thế rủi ro cạnh tranh khá cao.
  • Có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực từ người dùng: một số người tiêu dùng có thể cảm thấy không hài lòng khi thấy giá sản phẩm giảm nhanh chóng. Nhất là sau khi họ đã mua với giá cao, dẫn đến việc mất lòng tin hoặc gây hụt hẫng.

Khi nào nên áp dụng chiến lược giá hớt váng?

Chiến lược giá hớt váng không phải lúc nào cũng phù hợp với mọi sản phẩm và mọi thị trường. Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng chiến lược này. Sau đây là những trường hợp phù hợp để áp dụng chiến lược giá hớt váng:

  • Sản phẩm có tính đổi mới và độc đáo: những sản phẩm mới, có tính đột phá hoặc có công nghệ vượt trội thường là ứng cử viên lý tưởng cho chiến lược giá hớt váng. Ví dụ, các thiết bị công nghệ mới như điện thoại thông minh, máy tính bảng hay TV. Các sản phẩm hường được định giá cao khi ra mắt để “hớt váng” lợi nhuận từ nhóm khách hàng yêu công nghệ.
  • Sản phẩm có chu kỳ sống ngắn: các sản phẩm có chu kỳ sống ngắn, thường nhanh chóng bị thay thế bởi các phiên bản mới hoặc công nghệ mới. Doanh nghiệp cũng có thể áp dụng chiến lược này. Điều này giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận tối đa trong giai đoạn đầu của vòng đời sản phẩm.
  • Thị trường ít cạnh tranh: nếu doanh nghiệp là người tiên phong trong thị trường hoặc sản phẩm không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp ngay từ đầu. Việc định giá cao sẽ giúp tận dụng tối đa lợi thế này.
  • Khách hàng có độ nhạy cảm về giá thấp: đối với các thị trường mà người tiêu dùng ít nhạy cảm với giá. Chẳng hạn như nhóm người tiêu dùng cao cấp, doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược giá hớt váng. Từ đó có thể tăng doanh thu mà không lo lắng về việc mất đi một lượng lớn khách hàng.

Những sản phẩm hoặc doanh nghiệp phù hợp áp dụng chiến lược giá hớt váng

Các doanh nghiệp sử dụng chiến lược giá hớt váng nổi bật

Nhiều doanh nghiệp lớn đã và đang sử dụng thành công chiến lược giá hớt váng để thu về lợi nhuận cao từ các sản phẩm mới của mình. Dưới đây là một số ví dụ về các doanh nghiệp nổi bật sử dụng chiến lược này trong kinh doanh:

Apple

Apple là một trong những doanh nghiệp nổi tiếng nhất với việc áp dụng chiến lược giá hớt váng. Mỗi khi ra mắt sản phẩm mới, chẳng hạn như iPhone, iPad hay MacBook. Apple luôn định giá sản phẩm ở mức rất cao. Điều này không chỉ giúp Apple thu về lợi nhuận lớn từ những người yêu công nghệ. Hơn thế nữa còn giúp củng cố vị thế của họ là một thương hiệu cao cấp. Sau khi sản phẩm đã được một thời gian trên thị trường, Apple thường giảm giá hoặc ra mắt các phiên bản giá thấp hơn để tiếp cận các nhóm khách hàng khác.

Apple sử dụng chiến lược giá hớt váng rất khéo léo và được người dùng tin tưởng

Sony PlayStation

Sony cũng áp dụng chiến lược giá hớt váng với dòng sản phẩm PlayStation của mình. Mỗi khi có một phiên bản PlayStation mới ra mắt, giá của nó luôn ở mức cao. Sau khi đã khai thác hết tiềm năng của nhóm khách hàng sẵn sàng chi trả mức giá cao, Sony sẽ dần dần giảm giá để thu hút các tệp khách hàng khác.

Samsung

Samsung đã áp dụng chiến lược giá hớt váng đối với các sản phẩm điện thoại thông minh của mình, đặc biệt là dòng Galaxy S và Galaxy Note. Khi các sản phẩm này ra mắt, giá của chúng luôn rất cao. Và sẽ giảm dần theo thời gian, khi mà các phiên bản mới hơn được giới thiệu.

Tesla

Tesla đã sử dụng chiến lược giá hớt váng khi giới thiệu các mẫu xe điện cao cấp của mình. Ban đầu, Tesla chỉ cung cấp các mẫu xe đắt tiền như Model S và Model X. Sau đó dần dần mở rộng sản phẩm với các mẫu xe giá rẻ hơn như Model 3 và Model Y. Mục đích là để tiếp cận được các phân khúc khách hàng rộng hơn.

Những doanh nghiệp như Apple, Samsung và Tesla đã thành công trong việc áp dụng chiến lược này, nhưng để đạt được hiệu quả, việc điều chỉnh giá và chiến lược marketing phải được thực hiện khéo léo.

Kết luận

Chiến lược giá hớt váng giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận và thu hồi vốn rất nhanh chóng. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của vòng đời sản phẩm. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng phù hợp với áp dụng chiến lược này. Khi áp dụng chiến lược hớt váng đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu rõ về thị trường, khách hàng và mức độ cạnh tranh. Nếu bạn còn thắc mắc nào về chiến lược này hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Adsplus.vn 

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả. 

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

Xem thêm các Ebook về Digital Marketing!

Tin liên quan cùng chuyên mục Lĩnh vực khác