Chứng nhận iso 22000:20 - quy định và yêu cầu bắt buộc

Ngày đăng: 12/15/2024 6:53:12 PM - Dịch vụ - Toàn Quốc - 5
Chi tiết [Mã tin: 5736483] - Cập nhật: 2 phút trước

Chứng nhận ISO 22000:20 là tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng. Với những yêu cầu nghiêm ngặt, ISO 22000:20 không chỉ nâng cao uy tín thương hiệu. Mà còn tạo lòng tin vững chắc với khách hàng. Hãy cùng tìm hiểu những yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp cần tuân thủ trước khi đăng ký chứng nhận ISO 22000.

Chứng nhận ISO 22000:20 Chứng nhận ISO 22000:20

1. Chứng nhận ISO 22000:20 là gì?

Chứng nhận ISO 22000:20 là một tiêu chuẩn quan trọng trong bộ ISO 22000, tập trung vào việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này giúp các doanh nghiệp đảm bảo sản phẩm thực phẩm luôn an toàn từ sản xuất đến tiêu thụ.

ISO 22000:20 là phiên bản mới nhất, thay thế cho ISO 22000:2005. Phiên bản 20 có nhiều cải tiến. Bao gồm việc áp dụng cấu trúc cấp cao (HLS), giúp dễ dàng tích hợp với các tiêu chuẩn quản lý khác.

Chứng chỉ ISO 22000:20 là gì? Chứng chỉ ISO 22000:20 là gì?

Với ISO 22000:20, các doanh nghiệp có thể kiểm soát rủi ro an toàn thực phẩm hiệu quả hơn. Đáp ứng được các yêu cầu an toàn thực phẩm khắt khe từ các cơ quan quản lý trên toàn cầu.

2. Tiêu chuẩn ISO 22000:20 có những cải tiến gì so với ISO 22000:2005

Theo Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), tiêu chuẩn ISO 22000:20 mang đến những cải tiến đáng kể so với tiêu chuẩn ISO 22000:2005. Những thay đổi này tập trung vào việc hiện đại hóa cấu trúc. Tăng cường quản lý rủi ro, làm rõ chu trình PDCA và minh bạch hóa các quy trình. Cụ thể:

2.1. Cải tiến cấu trúc

Tiêu chuẩn ISO 22000:20 áp dụng cấu trúc cấp cao (HLS), được thống nhất với các tiêu chuẩn ISO khác như ISO 9001, ISO 27001. Điều này giúp các doanh nghiệp dễ dàng tích hợp nhiều hệ thống quản lý khác nhau vào cùng một quy trình hoạt động, nâng cao hiệu quả quản trị toàn diện.

2.2. Tăng cường quản lý rủi ro

Một điểm khác biệt quan trọng của ISO 22000:20 là sự nhấn mạnh vào quản lý rủi ro. Tiêu chuẩn yêu cầu doanh nghiệp phải xác định, đánh giá. Và kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm. Việc này giúp doanh nghiệp chủ động ngăn chặn các mối nguy và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.

Cải tiến mới nhất của ISO 22000:20 Cải tiến mới nhất của ISO 22000:20

2.3. Làm rõ chu kỳ PDCA

Chu trình cải tiến liên tục PDCA trong tiêu chuẩn mới được làm rõ hơn, tích hợp sâu sắc với hệ thống quản lý và các nguyên tắc HACCP. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể theo dõi, đánh giá và cải thiện hiệu quả hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

2.4. Quy trình hoạt động

Tiêu chuẩn ISO 22000:20 cũng nêu rõ sự khác biệt giữa các khái niệm quan trọng như:

  • Điểm kiểm soát tới hạn (CCP): Các điểm cần kiểm soát nghiêm ngặt để đảm bảo loại bỏ. Hoặc giảm thiểu các mối nguy an toàn thực phẩm.
  • Chương trình tiên quyết (PRPs): Các hoạt động và điều kiện cơ bản cần duy trì để tạo ra một môi trường sản xuất an toàn.
  • Chương trình tiên quyết điều hành (OPRPs): Các biện pháp kiểm soát đặc biệt để quản lý các mối nguy cụ thể nhưng không đến mức nghiêm ngặt như CCP.

3. Điều kiện để cấp chứng nhận ISO 22000:20

3.1. Điều kiện về cơ sở sản xuất

Vì đây là nơi trực tiếp sản xuất và chế biến cho nên việc xây dựng, thiết kế nhà xưởng, cơ sở. Là một trong những vấn đề mà doanh nghiệp cần phải quan tâm nhất để được cấp chứng nhận ISO 22000:20. Sau đây là các vấn đề doanh nghiệp cần nên lưu ý:

  • Cơ sở sản xuất, chế biến phải được xây cách xa các nguồn ô nhiễm hoặc những nơi có thể gây ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Xây dựng lối đi nội bộ trong cơ sở phải đảm bảo vệ sinh, có hệ thống đường ống thoát nước, khép kín, không gây ô nhiễm;
  • Đảm bảo các yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, hệ thống thông gió, nhà xưởng, thiết bị, ánh sáng,… đều phải đáp ứng tiêu chuẩn của ISO 22000:20
  • Điều kiện cấp chứng nhận ISO Điều kiện cấp chứng nhận ISO


3.2. Điều kiện về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

  • Xây dựng hệ thống quản lý (tài liệu hướng dẫn, quy trình sản xuất, các thủ tục cần thực hiện,…). Đều phải đáp ứng đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:20;
  • Duy trì áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực thực phẩm trong suốt thời gian hoạt động.

3.3. Điều kiện khi thực hiện đánh giá với tổ chức chứng nhận ISO 22000:20

Ngay sau khi xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hoạt động, doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá nội bộ. Điều này giúp doanh nghiệp triển khai các hoạt động khắc phục cải tiến. Để nâng cao hiệu quả cho quá trình quản lý hệ thống an toàn thực phẩm.

Tiếp theo, doanh nghiệp cần liên hệ với tổ chức chứng nhận ISO 22000 để thực hiện đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 22000:20.

4. Các câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Chứng nhận ISO 22000: 20 có thời hạn trong bao lâu?

Tương tự như phiên bản ISO 22000:2005 trước đó. Giấy chứng nhận ISO 22000:20 có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày cấp và cần đánh giá, giám sát, kiểm tra sau mỗi năm. Để đảm bảo doanh nghiệp vẫn duy trì và tuân thủ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Câu hỏi 2: Chi phí để cấp chứng nhận ISO 22000:20?

Chi phí chứng nhận trong 3 năm thường bao gồm:

  • Chi phí đánh giá và xem xét tài liệu
  • Chi phí đăng ký dấu chứng nhận
  • Chi phí giám sát, kiểm tra hằng năm
  • ISO 22000:20 ISO 22000:20

Lưu ý: Chi phí chứng nhận có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô, phạm vi, địa điểm, yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp và đơn vị chứng nhận.

Câu hỏi 3: Quy trình chứng nhận ISO 22000:20 gồm mấy bước?

Quy trình đăng ký chứng nhận ISO 22000:20 gồm 7 bước:

Bước 1: Liên hệ với tổ chức cấp chứng nhận ISO 22000

Bước 2: Đánh giá sơ bộ cơ sở sản xuất

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Bước 4: Đánh giá chính thức

Bước 5: Kiểm tra và khắc phục

Bước 6: Cấp giấy chứng nhận

Bước 7: Kiểm tra, giám sát và tái cấp chứng nhận

Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ UCC VIỆT NAM qua:

Hotline 036 7908639 email admin@ucc.com.vn để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất!


Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ