Đánh giá iso 9001? quy trình đánh giá chi tiết

Ngày đăng: 12/15/2024 6:44:17 PM - Dịch vụ - Toàn Quốc - 3
Chi tiết [Mã tin: 5736472] - Cập nhật: 12 phút trước

Đánh giá ISO 9001 giúp doanh nghiệp kiểm tra và cải thiện hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Quá trình này không chỉ đảm bảo hiệu quả hoạt động mà còn nâng cao uy tín và sự hài lòng của khách hàng. Cùng tìm hiểu lý do và quy trình đánh giá như nào để đạt chứng nhận ISO 9001.

Đánh giá ISO 9001 Đánh giá ISO 9001

1. Đánh giá ISO 9001 là gì?

Đánh giá ISO 9001 là quá trình kiểm tra, so sánh và đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp có phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 hay không. Đây là tiêu chuẩn được thiết kế nhằm cải thiện hiệu suất của doanh nghiệp. Đảm bảo cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng ổn định. Và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu pháp luật liên quan.

Đánh giá ISO 9001 là gì? Đánh giá ISO 9001 là gì?

Việc đánh giá ISO 9001 được thực hiện bởi các tổ chức chứng nhận độc lập có thẩm quyền, thường được công nhận bởi các cơ quan, tổ chức quốc tế. Các tổ chức này chịu trách nhiệm kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Bao gồm việc đánh giá quy trình, tài liệu, hoạt động thực tế, và mức độ tuân thủ tiêu chuẩn ISO 9001. 


2. Tại sao cần đánh giá ISO 9001

Đánh giá ISO 9001 là một phần trong quá trình triển khai và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Đây không chỉ là yêu cầu để đạt chứng nhận mà còn là một cách thức quan trọng để đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả và phù hợp của hệ thống đối với tiêu chuẩn quốc tế. Dưới đây là lý do tại sao việc đánh giá ISO 9001:

- Đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 

ISO 9001 đặt ra một khung tiêu chuẩn quốc tế, và việc đánh giá giúp xác minh rằng hệ thống quản lý chất lượng (QMS) của doanh nghiệp đã tuân thủ đầy đủ các yêu cầu này. Điều này rất cần thiết để đảm bảo tính chính xác của hệ thống quản lý chất lượng.

- Phát hiện và khắc phục điểm vẫn còn hạn chế

Đánh giá cũng chính là cơ hội để doanh nghiệp kiểm tra toàn diện các quy trình sản xuất. Từ đó phát hiện các điểm yếu hoặc các sai sót trong hệ thống. Điều này giúp tổ chức ngăn ngừa rủi ro và cải tiến hoạt động một cách chủ động.


Tại sao cần đánh giá ISO 9001 Tại sao cần đánh giá ISO 9001

- Kiểm tra mức độ phù hợp của hệ thống quản lý

Hệ thống QMS có thể bị ảnh hưởng bởi các thay đổi bên trong nội bộ hoặc môi trường bên ngoài. Do vậy, đánh giá định kỳ giúp doanh nghiệp kiểm tra tính phù hợp và điều chỉnh kịp thời.

- Chuẩn bị cho chứng nhận

Đánh giá cũng là một bước quan trọng để chuẩn bị cho quá trình cấp chứng nhận ISO 9001. Quá trình này đảm bảo rằng tổ chức sẵn sàng và có đầy đủ điều kiện để đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế.

3. Những chỉ tiêu chính khi đánh giá chứng nhận ISO 9001

Chứng nhận ISO 9001 - Hệ thống quản lý chất lượng. Áp dụng cho tất cả các tổ chức, từ các doanh nghiệp sản xuất đến dịch vụ. Để đánh giá chứng nhận ISO, các tổ chức phải đáp ứng các chỉ tiêu sau:

- Hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Cần xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng có khả năng đảm bảo sản phẩm. Hoặc dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các quy định pháp lý liên quan.

- Lãnh đạo. Ban lãnh đạo phải cam kết đối với hệ thống QMS, đưa ra định hướng rõ ràng. Và hỗ trợ cần thiết để đạt được các mục tiêu chất lượng.

- Sự thoả mãn của khách hàng. Doanh nghiệp phải hiểu rõ và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đồng thời cải thiện sự hài lòng của khách hàng qua các sản phẩm, dịch vụ cung cấp.

- Cải tiến liên tục. Cải tiến hệ thống quản lý chất lượng là một yêu cầu quan trọng trong ISO 9001. Nhằm tăng cường hiệu quả của hệ thống QMS và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng.

Chỉ tiêu đánh giá tiêu chuẩn ISO 9001 Chỉ tiêu đánh giá tiêu chuẩn ISO 9001

- Đo lường và phân tích. Các chỉ số đo lường chất lượng và hiệu quả của các quá trình cần được xác định và theo dõi. Từ đó có cơ sở để đánh giá hiệu quả và đưa ra quyết định cải tiến.

- Quản lý tài liệu và hồ sơ. Tổ chức phải duy trì các tài liệu và hồ sơ liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng, để đảm bảo tính minh bạch và khả năng kiểm tra.

4. Quy trình đánh giá ISO 90001

4.1. Giai đoạn 1: Xem xét tài liệu (Document Review)

Giai đoạn đầu tiên trong quy trình đánh giá ISO 9001 là xem xét tài liệu. Mục tiêu chính của giai đoạn này là kiểm tra tính đầy đủ và phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Ở trong giai đoạn 1 này bao gồm các bước sau:

- Chuẩn bị tài liệu. Doanh nghiệp cần cung cấp các tài liệu hệ thống quản lý chất lượng. Như chính sách chất lượng, quy trình, hướng dẫn công việc, các tài liệu đào tạo, và các hồ sơ liên quan.

- Kiểm tra và đánh giá. Tổ chức chứng nhận sẽ kiểm tra các tài liệu để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001. Các tài liệu này phải phản ánh đúng các quy trình, hoạt động và mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp.


Giai đoạn chứng nhận ISO 9001 Giai đoạn chứng nhận ISO 9001

- Xác định phạm vi đánh giá. Tổ chức chứng nhận sẽ thống nhất địa điểm, nguồn lực, phạm vi đánh giá cho giai đoạn 2 (đánh giá chính thức)


4.2. Giai đoạn 2: Đánh giá chính thức (Main Audit)

Giai đoạn 2 là quá trình kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình đánh giá ISO 9001. Bao gồm các bước sau:

- Kiểm tra thực tế tại cơ sở. Tổ chức chứng nhận sẽ đến trực tiếp tại doanh nghiệp để quan sát và phỏng vấn nhân viên, kiểm tra việc thực hiện các quy trình đã được xây dựng trong hệ thống quản lý chất lượng.

- Đánh giá các hoạt động thực tế. Các hoạt động của doanh nghiệp sẽ được đối chiếu với các tài liệu đã xem xét ở giai đoạn 1. Để kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng. Mục tiêu là xem xét hệ thống này có thực sự hoạt động tốt và hiệu quả không.

- Xác định các vấn đề và điểm cần cải thiện. Nếu có bất kỳ điểm nào không phù hợp hoặc cần cải thiện. Tổ chức chứng nhận sẽ đưa ra các khuyến nghị và yêu cầu doanh nghiệp khắc phục.

- Lập báo cáo đánh giá. Sau khi hoàn tất quá trình đánh giá, tổ chức sẽ soạn thảo một báo cáo chi tiết. Bao gồm các kết quả đạt được, các vấn đề cần cải thiện và khắc phục để đạt chứng nhận ISO 9001.

Ngoài ra, trước khi đánh giá ISO 9001 chính thức, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá nội bộ để kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng. Việc này giúp phát hiện các điểm yếu, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu ISO 9001. Và chuẩn bị tốt hơn cho cuộc đánh giá chính thức. Đánh giá nội bộ giúp doanh nghiệp khắc phục sai sót và nâng cao hiệu quả trước khi được tổ chức chứng nhận kiểm tra.


Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ UCC VIỆT NAM qua:

Hotline 036 7908639 email admin@ucc.com.vn để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất!


 

Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ