Đau răng khôn nên làm gì? cách giảm đau răng khôn tại nhà

Ngày đăng: 10/18/2024 3:11:48 PM - Lĩnh vực khác - TP HCM - 26
Chi tiết [Mã tin: 5617646] - Cập nhật: 15 phút trước

Đau Răng Khôn Nên Làm Gì? Cách Giảm Đau Răng Khôn Tại Nhà


 


Khi mọc răng khôn, nhiều người thường gặp phải những cơn đau nhức kéo dài và khó chịu. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn gây khó khăn trong việc ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc những cách giảm đau răng khôn tại nhà đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.



Nguyên nhân đau răng khôn



Mọc răng khôn có thể gây đau và khó chịu, và nguyên nhân chính gây ra tình trạng này có thể bao gồm:


Đau răng khôn khi mới mọc


Răng khôn mọc sau khi xương hàm ngừng phát triển và các răng khác đã mọc hoàn thiện. Điều này dẫn đến răng khôn bị kẹp, mọc ngầm hoặc chen lấn sang các răng lân cận, gây đau và sưng nướu. Đồng thời, răng khôn mọc sẽ xuyên qua niêm mạc lợi, gây ra một số vết nứt nhỏ khiến bạn có cảm giác khó chịu ở vùng lợi.


Đau răng khôn do bị sâu răng

Răng khôn mọc ở vị trí trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh sạch sẽ. Điều này dẫn đến việc tích tụ vi khuẩn và mảng bám trong thời gian dài khiến răng bị sâu gây đau nhức và khó chịu.

Dưới đây là các dấu hiệu sâu răng khôn bạn có thể dễ dàng nhận biết:

  • Bề mặt trên cùng của răng khôn xuất hiện những lỗ sâu có màu nâu, đen hoặc ố vàng.
  • Cảm giác đau nhức, khó chịu ở vị trí răng số 8 càng tăng lên khi ăn đồ ăn quá nóng, lạnh hoặc ngọt.

Đau răng khôn không rõ nguyên nhân

Răng khôn có thể mọc ngầm, mọc ngược, mọc lệch, mắc kẹt dưới nướu, gây tổn thương cho nướu dẫn đến các vấn đề về nha chu như viêm nướu răng, nhiễm trùng cấp, u nang hay áp xe răng gây đau nhức. Đối với các trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch ra má, mọc chen sang các răng bên cạnh,... gây viêm nhiễm thì nha sĩ sẽ chỉ định thực hiện nhổ răng khôn.


Đau răng khôn (răng số 8) nên làm gì để giảm đau nhanh nhất?


Để giảm đau và khó chịu khi mọc răng khôn, bạn có thể thử các cách giảm đau khi mọc răng khôn dưới đây:

  • Sử dụng nước muối ấm để rửa miệng.
  • Chườm lạnh vùng bị đau để giảm sưng.
  • Uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Hạn chế thức ăn cứng và nhai ở phía mọc răng khôn.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài.

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng

Trong quá trình mọc răng khôn, chăm sóc răng miệng sạch sẽ là việc vô cùng quan trọng để tránh viêm nhiễm nướu và mô mềm xung quanh răng. Các bước vệ sinh khi mọc răng khôn như sau:

  • Đánh răng đúng cách ít nhất 2 lần một ngày, vào buổi sáng và buổi tối hoặc sau khi ăn. Trong quá trình đánh răng, hãy chú ý chải đủ 2 phút và chải nhẹ nhàng để tránh tổn thương răng khôn và nướu.
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa fluor để bảo vệ men răng.
  • Vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày bằng cách sử dụng nước muối.
  • Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn.
  • Nếu bạn phát hiện dấu hiệu viêm nhiễm nướu ở vùng răng khôn, hãy sát trùng và làm sạch nướu cẩn thận.
  • Giảm đau răng khôn bằng lá bạc hà
  • Lá bạc hà chứa các hợp chất có tác dụng giảm đau và kháng viêm, vì vậy thường được sử dụng trong sản xuất kem đánh răng và nước súc miệng. Sử dụng lá bạc hà là một cách giảm đau khi mọc răng khôn đơn giản, lành tính mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nguy hiểm nào.
  • Bạn có thể xay nhuyễn lá bạc hà và chiết lấy nước. Sau đó, nhúng một miếng bông gòn vào hỗn hợp nước bạc hà và đắp trực tiếp miếng bông lên vùng răng khôn. Đây là cách hiệu quả để giảm đau răng số 8 và tránh viêm nhiễm.

Súc miệng nước muối ấm giảm đau răng khôn

Nước muối không chỉ giúp làm sạch khoang miệng và làm giảm sự phát triển của vi khuẩn mà còn có tác dụng làm giảm đau răng khôn một cách hiệu quả. Theo một số nghiên cứu, nước muối có khả năng khử trùng và loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần pha nước muối đúng cách. Hãy pha một thìa muối vào 200ml nước ấm, súc miệng và ngậm nước muối trong hai phút rồi nhổ ra. Tốt nhất nên súc miệng bằng nước muối khoảng 2-3 lần mỗi ngày để làm sạch khoang miệng và giảm tình trạng đau nhức.

Chườm đá lạnh giảm sưng răng khôn

Chườm lạnh có tác dụng giảm sưng bằng cách làm co các mạch và giảm lưu thông tại khu vực áp dụng lạnh. Điều này giúp giảm viêm nhiễm và sưng tấy trong trường hợp răng khôn mới mọc.

Cách thực hiện như sau:

Bỏ 2-3 viên đá nhỏ vào một chiếc khăn mềm, sau đó đặt khăn lên má tại vị trí sưng do răng khôn mọc.

Chườm lên vùng đau trong khoảng 15-20 phút, sau đó nghỉ và lặp lại 2-3 lần mỗi ngày.

Sử dụng thuốc Benzocaine để làm giảm đau răng khôn

Làm tê vùng bị đau răng khôn là một cách làm giảm đau răng đơn giản, đặc biệt nếu cơn đau làm ảnh hưởng các hoạt động trong ngày của bạn và không thể giải quyết bằng các phương pháp khác.

Bạn có thể sử dụng thuốc Benzocaine dạng gel bôi lên nướu của bạn tại vị trí mọc răng khôn. Trước khi sử dụng gel, bạn cần làm khô khu vực răng bị đau để thuốc tác dụng tốt nhất. Bạn có thể thực hiện quá trình này nhiều lần trong ngày 


Câu hỏi thường gặp khi đau răng khôn


Khi nào nên nhổ răng khôn?

Các trường hợp nên tiến hành nhổ răng khôn bao gồm:

  • Răng khôn mọc lệch, nằm nghiêng, nằm ngang ảnh hưởng đến răng gần kề.
  • Răng khôn mọc thuận nhưng không có răng đối diện ăn khớp sẽ khiến răng khôn trồi lên tạo bậc thang với răng gần kề, dẫn đến cản trở quá trình vệ sinh răng.
  • Răng khôn mọc lên kèm theo u, nang.
  • Răng gây cản trở quá trình chỉnh nha, phục hình răng.

Bị đau răng khôn không nên ăn gì?

Người đang bị đau răng số 8 không nên ăn đồ ăn cứng, các món ăn cay nóng, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, các thực phẩm có tính nóng như thịt gà, rau muống, đồ ăn từ gạo nếp,… và các loại nước ngọt hoặc đồ uống có gas.

Mọc răng khôn đau mấy ngày?

Nếu răng khôn mọc bình thường, cơn đau thường kéo dài trong vòng khoảng 6 - 8 tuần và đau theo từng đợt đến khi răng số 8 mọc xong, mỗi cơn đau cấp sẽ diễn ra từ 3 - 4 ngày. 

Trên đây là những cách giảm đau răng khôn tại nhà đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên, các biện pháp trên chỉ giúp bạn giảm đau răng tạm thời khi bạn chưa thể đến nha khoa hoặc trong quá trình đợi phẫu thuật. Bạn vẫn phải hẹn khám với nha sĩ hoặc bác sĩ để quyết định xem bạn có nên nhổ răng khôn hay không.

xem thêm: 

https://nhakhoashark.vn/kien-thuc/rang-khon/


Tin liên quan cùng chuyên mục Lĩnh vực khác