Di sản mỹ thuật lý – trần trong kiến trúc việt nam

Ngày đăng: 9/17/2024 10:37:59 AM - Tổng hợp - Toàn Quốc - 14
  • ~/Img/2024/9/di-san-my-thuat-ly-tran-trong-kien-truc-viet-nam-01.jpg
~/Img/2024/9/di-san-my-thuat-ly-tran-trong-kien-truc-viet-nam-01.jpg
Chi tiết [Mã tin: 5552768] - Cập nhật: 37 phút trước

Triều Lý và Trần là hai triều đại kéo dài nhất trong lịch sử Việt Nam, nổi tiếng với sự hưng thịnh trên nhiều lĩnh vực. Mỹ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kỳ này không chỉ đạt đỉnh cao về thẩm mỹ mà còn phản ánh đậm nét bản sắc dân tộc Việt. Cùng phong thủy Đại Nam khám phá những công trình đặc trưng của hai triều đại này.Dấu ấn mỹ thuật thời Lý – Trần hiện nay vẫn còn được lưu giữ trong các công trình kiến trúc, điêu khắc và là những di sản có giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hoá của dân tộc. Mặc dù cùng được đánh giá cao về mặt nghệ thuật, nhưng mỹ thuật thời Lý đi theo hướng cách điệu cao, đường nét trau chuốt, tỉ mỉ thì mỹ thuật thời Trần lại đi theo hướng hiện thực, cách tạo hình đơn giản, khái quát và khỏe khoắn hơn. 

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lý là sự kết hợp hài hòa giữa biểu tượng của vương quyền và biểu tượng của Phật giáo. Đề tài được ưa dùng nhất trong thời kỳ này là dây leo, mây, nước, hoa sen, hoa cúc, lá đề, rồng uốn khúc mềm mại, thanh thoát trên sóng nước. Nét rất đặc trưng trong nghệ thuật trang trí, điêu khắc triều Lý thể hiện ở hình tượng con rồng. Rồng trong nghệ thuật trang trí, điêu khắc thời Lý thân tròn dài mềm mại, dáng uyển chuyển biểu trưng cho sự ổn định của xã hội, mưa thuận gió hòa. Miệng rồng luôn ngậm viên châu nói lên sự mềm mại, hiền từ.

Lá đề chạm rồng thời Lý tại chùa Phật TíchLá đề chạm rồng thời Lý tại chùa Phật Tích

Nguồn: baotanglichsu.vn

Sang đến thời Trần, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thể hiện khá rõ nét tinh thần thượng võ của dân tộc. Các đường nét trang trí, điêu khắc nhà Trần đã dần thoát ly khỏi sự mềm mại, uyển chuyển, tinh tế của thời Lý và chuyển dần sang những đường nét phóng khoáng, mạnh mẽ, biểu đạt sức mạnh và uy quyền. Rõ nét nhất là sự thay đổi trong mô tuýp tạo hình con rồng. Rồng thời Trần to khỏe hơn rồng thời Lý, mặt to và dữ tợn hơn. Râu và vảy rồng cứng cáp, chân rồng ngắn hơn với 5 móng vuốt sắc nhọn. Đầu rồng vươn lên trên, chiếc răng nanh phía trước khá lớn thể hiện sự uy nghi và đường bệ. 

Có thể thấy trong nhiều công trình kiến trúc nổi bật trong kiến trúc kinh thành triều Lý – Trần … những tác phẩm hội họa, điêu khắc được thực hiện công phu: gạch lát nền in nổi hoa sen. Ngói ống màu đỏ lợp ở diềm mái, trang trí cầu kỳ. Đầu ngói trang trí hình bông sen nổi 8 cánh. Lưng ngói có gắn hình lá đề hay uyên ương. Trong lòng mỗi lá đề có in trang trí hình 2 con phượng đối xứng chầu vào các ngọn lửa nhỏ… Tính dân gian đã bắt đầu manh nha thể hiện qua hình các con vật kiếm ăn dưới nước (cò, vạc), trên trời (chim), trên rừng (hổ ngựa) và hình ảnh con người (đấu vật) đã được điêu khắc trên đồ gốm. 

Giả định về cách trang trí trên mái cung điện thời LýGiả định về cách trang trí trên mái cung điện thời Lý

Nguồn: baotanglichsu.vn

Bên ngoài Kinh thành, triều đình cũng cho xây dựng rất nhiều chùa thờ Phật có qui mô lớn, bề thế như chùa Phật Tích, chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Ngô Xá (Nam Định), chùa Long Đọi (Hà Nam), tháp Tường Long (Hải Phòng), chùa Diên Hựu, chùa Phật Tích, chùa Phổ Minh… Những công trình tâm linh thời Lý – Trần hết sức bề thế, uy nghiêm với diện tích lớn, nằm ở vị trí đắc địa, kết cấu chắc chắn, cân đối. Một số công trình kiến trúc được bổ sung thêm điêu khắc tượng tròn, tượng phù điêu, với nhiều đề tài trang trí khác nhau càng tôn vinh tính nghệ thuật độc đáo cho mỗi công trình. Nhiều hình tượng xuyên suốt như rồng, phượng, hoa sẽ… trong các công trình kiến trúc được thể hiện chủ yếu dưới dạng phù điêu như vòm cửa chùa tháp hoặc diềm mái nóc mái kiến trúc cung điện. Một số thể hiện dưới dạng tượng tròn ở các thành bậc, cột biểu, các đố đá tròn xây tháp. Có thể kể đến một vài tác phẩm tiêu biểu trong số đó là một số thành bậc cửa bằng đá và bộ cánh cửa nhà tiền đường chạm rồng (tháp Phổ Minh, Nam Định); tảng đá kê chân cột được chạm hình hoa sen, khắc chìm hình mây cụm, sóng nước trông như những bông hoa sen đang nở rộ (chùa Diên Linh Phúc Thánh, Phú Thọ)

Bộ cánh cửa gỗ thời Trần ở chùa Phổ Minh, tỉnh Nam ĐịnhBộ cánh cửa gỗ thời Trần ở chùa Phổ Minh, tỉnh Nam Định

Nguồn: Baotangtinhnamdinh.vn

Có thể nói, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lý – Trần đã tạo ra những tác phẩm giá trị đỉnh cao, góp phần gia tăng tính thẩm mỹ trong các công trình kiến trúc. Đồng thời, các tác phẩm đó đã làm giảm đi sự thô cứng của các hệ thống cột kèo, khiến nó trở nên nhẹ nhàng, uyển chuyển và tinh tế hơn. Tiếp nối nhà Lý, nhà Trần cũng được coi là thời kỳ vàng son của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Việt Nam. Thời Trần chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của kiến trúc đền đài, chùa chiền và cung điện, thể hiện qua các công trình được xây dựng với những đường nét tinh tế và uyển chuyển; cách tạo hình hiện thực khoáng đạt, khỏe khoắn hơn tạo nên nét đặc trưng đó là sự giao lưu văn hóa rộng rãi, tinh thần thượng võ được phát huy mạnh mẽ qua các cuộc chiến tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc.


Xem chi tiết tại: https://phongthuydainam.vn/my-thuat-ly-tran/ 

Website: https://phongthuydainam.vn

#phongthuydainam

Xem video: https://www.youtube.com/watch?v=esYDKgor7Xk 



Tin liên quan cùng chuyên mục Tổng hợp