Dịch vụ đăng ký chứng nhận fda mỹ phẩm

Ngày đăng: 6/26/2024 8:30:56 AM - Dịch vụ - Toàn Quốc - 6
Chi tiết [Mã tin: 5392747] - Cập nhật: 15 phút trước


Bạn đang muốn mở rộng thị trường xuất khẩu mỹ phẩm sang Hoa Kỳ đầy tiềm năng nhưng không biết phải làm sao? Vậy chứng nhận FDA Mỹ phẩm chính là chìa khoá mở ra cánh cửa xuất khẩu cho doanh nghiệp của bạn. Trong bài viết này, UCC Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin liên quan đến chứng nhận FDA bao gồm những quy định, lợi ích và quy trình đăng ký.

1. Thông tin chung liên quan đến chứng nhận FDA Mỹ phẩm

Chứng nhận FDA Mỹ phẩm là gì?

Chứng nhận FDA Mỹ phẩmChứng nhận FDA Mỹ phẩm

Chứng nhận FDA Mỹ phẩm được đại diện Hoa Kỳ cấp khi doanh nghiệp tuân thủ theo các yêu cầu của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Việc có chứng nhận FDA sẽ khẳng định được các sản phẩm mỹ phẩm của doanh nghiệp bạn đáp ứng các quy định nghiêm ngặt của FDA đặt ra để đảm bảo an toàn cho người dùng.

Năm 2022, FDA đã ban hành thêm Đạo luật Hiện đại hoá Quy định Mỹ phẩm năm 2022 (MoCRA). Luật mới này sẽ giúp đảm bảo sự an toàn của mỹ phẩm, sản phẩm được nhiều người tiêu dùng sử dụng hàng ngày.

Hiện nay, FDA cũng đã ra mắt cổng đăng ký điện tử – Cosmectics Direct để doanh nghiệp thực hiện đăng ký cơ sở niêm yết sản phẩm mỹ phẩm theo luật MoCRA.

Lợi ích của việc đăng ký chứng nhận FDA Mỹ phẩm

Việc đăng ký chứng nhận FDA mang lại rất nhiều lợi ích trong việc phát triển doanh nghiệp, bao gồm một số lợi ích sau:

– Nâng cao uy tín thương hiệu

– Mở rộng thị trường xuất khẩu ở Hoa Kỳ

– Tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp

– Giảm thiểu rủi ro bị thu hồi sản phẩm

– Nâng cao nhận thức người dùng về chất lượng sản phẩm

Quy trình cấp chứng nhận FDA cho mỹ phẩm

Trước khi, đăng ký chứng nhận FDA Mỹ phẩm doanh nghiệp cần chuẩn bị một số thủ tục sau:

– Giấy phép kinh doanh

– Thông tin người chịu trách nhiện làm việc với FDA

– Thông tin về địa điểm bán hàng tại Hoa Kỳ

– Các giấy chứng nhận khác (nếu có)

– Thông tin và thành phần sản phẩm

– Thông tin về doanh nghiệp

Sau khi chuẩn bị xong các thủ tục trên doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký chứng nhận FDA. Dưới đây là quy trình đăng ký chứng nhận tại UCC Việt Nam:

Quy trình đăng ký chứng nhận FDA Mỹ phẩmQuy trình đăng ký chứng nhận FDA Mỹ phẩm

2. Danh mục sản phẩm cần chứng nhận FDA Mỹ phẩm

Theo quy định mới nhất của FDA, những nhóm sản phẩm sau đây cần phải đăng ký chứng nhận đó trước khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ:

STT

Danh mục sản phẩm

Sản phẩm cụ thể

1Sản phẩm dành cho trẻ emDầu gội cho trẻ

Nước thơm, kem và dầu.

Khăn lau cho em bé

2Sản phẩm dùng khi tắmDầu tắm.

Viên nang tắm.

Các sản phẩm tắm khác.

3Các sản phẩm trang điểm mắtBút chì lông mày, bút kẻ mắt.

Phấn mắt, mascara.

Lông mi giả, thuốc bôi mắt.

Tẩy trang mắt.

4Chế phẩm hương liệuNước hoa và nước vệ sinh.

Bột (phủ bụi và bột talc)

Các sản phẩm tạo mùi thơm khác.

5Chăm sóc tócDầu dưỡng tóc.

Thuốc xịt tóc .

Dầu gội đầu (không tạo màu).

Các sản phẩm hỗ trợ chăm sóc tóc.

6Thuốc nhuộm tócThuốc nhuộm (tất cả các loại cần thử nghiệm trước trên da).

Dầu gội đầu và dầu xả (nhuộm tóc).

Thuốc xịt màu tóc (aerosol).

Thuốc tẩy tóc.

Các chế phẩm nhuộm tóc khác.

7Các sản phẩm trang điểm

(không phải cho mắt)

Phấn má hồng (tất cả các loại).

Kem nền, phấn phủ

Son môi và son bóng.

Các sản phẩm trang điểm khác.

8Sản phẩm làm móng tayLớp sơn nền và lớp lót.

Sơn móng tay và sơn bóng.

Chất tẩy sơn móng tay.

9Sản phẩm vệ sinh cá nhânKem đánh răng

Nước súc miệng

Chất làm thơm miệng (dạng xịt và dạng lỏng).

Xà phòng tắm và sữa tắm.

Sản phẩm vệ sinh cá nhân khác.

10Kem chống nắngGel chống (dạng lỏng, kem)

Các sản phẩm chống nắng khác.

11Sản phẩm xămMực xăm vĩnh viễn.

Mực xăm tạm thời.

Các chế phẩm xăm hình khác.

3. Những yêu cầu trong việc xin cấp chứng nhận FDA Mỹ phẩm

Đạo luật Hiện đại hoá Quy định Mỹ phẩm năm 2022 (MoCRA) đã thiết lấp các yêu cầu sau đối với các doanh nghiệp đăng ký chứng nhận FDA Mỹ phẩm:

Báo cáo tác dụng phụ có trong mỹ phẩm

Doanh nghiệp phải báo cáo các tác dụng phụ liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm tại Mỹ cho FDA trong vòng 15 ngày.

Và phải đính kèm bản sao nhãn trên hoặc bên trong bao bì bán lẻ của sản phẩm mỹ phẩm đó. Nếu có thông tin thay đổi nào về tác dụng phụ có trong mỹ phẩm thì phải báo cáo ngay cho FDA trong vòng 15 ngày.

Đăng ký cơ sở sản xuất mỹ phẩm

Các nhà sản xuất và chế biến phải đăng ký cơ sở với FDA và gia hạn đăng ký hai năm một lần. Ngoài ra, FDA có quyền đình chỉ đăng ký của cơ sở nếu sản phẩm do cơ sở đã đăng ký sản xuất. Có khả năng hợp lý gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe hoặc tử vong cho con người.

Mã định danh cơ sở FEIMã định danh cơ sở FEI

Hiện nay, FDA đã Mã nhận dạng cơ sở FDA (FEI) làm số đăng ký cơ sở bắt buộc. Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đăng ký, doanh nghiệp sẽ cần lấy số FEI trước khi gửi đăng ký cơ sở. Bạn có thể kiểm tra xem doanh nghiệp của mình đã có mã số FEI hay chưa tại Cổng tìm kiếm FEI.

Liệt kê danh sách sản phẩm

Người đứng đầu doanh nghiệp phải liệt kê từng sản phẩm mỹ phẩm được bán trên thị trường với FDA. Bao gồm cả thành phần sản phẩm, nhãn hiệu, chủ sở hữu và các thông tin khác phải được cập nhật hàng năm.

Chất lượng an toàn sản phẩm

Các doanh nghiệp hoặc cá nhân sản xuất phải có trách nhiệm đảm bảo và duy trì hồ sơ chứng minh đầy đủ về độ an toàn của các sản phẩm mỹ phẩm để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.

4. Quy định của FDA đối với chứng nhận FDA Mỹ phẩm

Yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) đối với cơ sở sản xuất mỹ phẩm

Các cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải tuân theo các tiêu chuẩn và yêu yêu cầu trong Thực hành Sản xuất Tốt (GMP). Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

Việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thực hành sản xuất tốt sẽ giảm thiểu rủi ro trong ghi sai nhãn hiệu mỹ phẩm.

Quy định của FDA đối với chứng nhận Mỹ phẩmQuy định của FDA đối với chứng nhận Mỹ phẩm

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận GMP - Tiêu chuẩn vàng của nhà máy sản xuất

Quy định ghi nhãn mỹ phẩm

Ghi nhãn mỹ phẩm là quy định quan trọng của việc đưa một sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường. Nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy hại cho sức khỏe. Đồng thời giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định sáng suốt về việc mua sản phẩm.

Nhãn sản phẩm phải bao gồm những thông tin sau:

Bảng hiện thị chính: Tên sản phẩm, trọng lượng, hình ảnh minh hoạ,…

Bảng thông tin: Tên và địa điểm kinh doanh; nhà phân phối; bảng thành phần; các cảnh báo,…

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Quy định về nhãn mỹ phẩm theo FD&C: Mọi thứ bạn cần biết

Thử nghiệm mỹ phẩm

Mỹ phẩm được yêu cầu phải an toàn khi người tiêu dùng sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn. Như vậy, thử nghiệm sản phẩm là một trong những điều mà nhà sản xuất cần làm để đảm bảo sự an toàn của sản phẩm mỹ phẩm.

Bên cạnh đó, FDA sẽ tiến hành thử nghiệm khi phát hiện các vấn đề liên quan an toàn có thể xảy ra với sản phẩm.

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Giải pháp thử nghiệm mỹ phẩm toàn diện cho doanh nghiệp

5. Tại sao nên chọn UCC Việt Nam để đăng ký chứng nhận FDA

– Là tổ chức chứng nhận uy tín

– UCC Việt Nam là tổ chức chứng nhận uy tín tại Việt Nam với nhiều năm kinh nghiệm

– Dịch vụ chứng nhận với mức chi phí hợp lý

– Quy trình tư vấn và chứng nhận rõ ràng, minh bạch.

6. Một số khách hàng tiêu biểu

Khách hàng tiêu biểu của UCC Việt NamKhách hàng tiêu biểu của UCC Việt Nam

7. Những câu hỏi thường gặp về chứng nhận FDA Mỹ phẩm

Câu hỏi 1: Thời gian đăng ký các dịch vụ FDA cho mỹ phẩm là bao lâu?

Đánh giá bên chịu trách nhiệm: 1-2 ngày

Đăng ký cơ sở mỹ phẩm: 2-3 ngày

Đánh giá việc ghi nhãn mỹ phẩm: 5-7 ngày

Câu hỏi 2: Các chất gây dị ứng trong mỹ phẩm gồm những thành phần nào?

Cao su tự nhiên: cao su

Hương liệu: Limonene, Linalool, Geraniol, Phthalate, …

Chất bảo quản: Paraben, Methylisothiazolinone, Methylchloroisothiazolinone (MCT)

Kim loại: Niken, Vàng, …

Thuốc độc hoặc hóa chất trong thuốc độc: p-phenylenediamine, nhựa than

Câu hỏi 3: Những ai phải đăng ký chứng nhận FDA mỹ phẩm?

Người sở hữu: là người có quyền sở hữu cơ sở mỹ phẩm

Nhà điều hành: là người có quyền quản lý được xác thực đối với cơ sở mỹ phẩm

Nhà sản xuất hợp nhất: là cơ sở tham gia vào một hoặc nhiều bước trong quá trình sản xuất.

Câu hỏi 4: Trường hợp nào không phải đăng ký chứng nhận FDA?

– Cửa hàng và thẩm mỹ làm đẹp

– Nhà bán lẻ mỹ phẩm

– Các cơ quan y tế công cộng và các tổ chức lợi nhuận phi lợi nhuận khác

– Cơ sở sản xuất hoặc gia công mỹ phẩm cho mục tiêu nghiên cứu và đánh giá.

– Các doanh nghiệp nhỏ có tổng doanh thu tại Hoa Kỳ trong ba năm trung bình dưới 1.000.000 US

Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ