Điều trị táo bón như thế nào hiệu quả nhất?

Ngày đăng: 5/29/2023 11:27:51 AM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 35
Chi tiết [Mã tin: 4672858] - Cập nhật: 43 phút trước

Một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến dễ gặp chính là táo bón. Tình trạng này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tiêu hóa cũng như quá trình sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng tìm hiểu làm gì để hết táo bón trong bài viết sau nhé.

 

ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN NHƯ THẾ NÀO HIỆU QUẢ NHẤT?

Táo bón lâu ngày ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, vì thế làm gì để hết táo bón luôn là vấn đề rất được quan tâm. Để cải thiện tình trạng này, có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cần xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học:

Chế độ sinh hoạt khoa học giúp ngăn ngừa táo bón

Nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn: một chế độ sống khoa học tốt cho sức khỏe không thể thiếu việc tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Ngoài giúp cho cơ thể săn chắc khỏe mạnh hơn, việc tập thể dục thể thao cũng làm kích thích nhu động ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn. Các hoạt động thể dục thể thao tốt cho tiêu hóa mọi người có thể tham khảo như: đi bộ, chạy, bơi lội, đạp xe,…

Đi vệ sinh hàng ngày vào cùng một thời điểm: theo các bác sĩ chuyên khoa về tiêu hóa thì thời điểm tốt nhất để đẩy chất thải ra khỏi cơ thể là vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy. Việc tạo thói quen đi vệ sinh hàng ngày và vào một thời điểm cố định rất tốt cho hoạt động tiêu hóa và bài tiết của cơ thể.

Chú ý khi bổ sung vi chất

Khi bổ sung các khoáng chất: sắt, canxi, magie, kẽm,… nếu bổ sung không đúng cách có thể gây ra tình trạng táo bón. Do đó, cần tìm hiểu kĩ trước khi sử dụng, nhất là với các thông tin:uống sắt và canxi vào lúc nào trong ngày thì tốt, uống bao nhiêu là đủ, …

Về chế độ ăn giúp cải thiện táo bón:

Bổ sung thêm chất xơ vào thực đơn hàng ngày: chất xơ có trong rau xanh, các loại đậu, các loại ngũ cốc nguyên cám, hạt chia,…giúp làm mềm phân và làm sạch ống tiêu hóa, kích thích sự co bóp của thành ruột từ đó đẩy nhanh quá trình bài tiết của cơ thể. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia thì mỗi ngày, lượng chất xơ trung bình mỗi người cần nạp là từ 5 – 10 gram, tuy nhiên, với những người đang gặp tình trạng táo bón nặng thì lượng chất xơ nạp vào có thể tăng lên đến tối đa 35 gram/ngày.

Nên uống nhiều nước: nước có tác dụng làm trơn ống tiêu hóa và làm mềm phân, giúp cơ thể bài tiết dễ hơn. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng tăng cường chất xơ trong thực đơn cũng yêu cầu người bệnh phải bổ sung đủ nước để không gặp phải các ảnh hưởng tiêu cực của việc lượng chất xơ tăng cao trong cơ thể. Khi bổ sung nước cho cơ thể, người bệnh nên ưu tiên uống nước tinh khiết hoặc nước lọc thay vì uống nhiều các loại nước uống đóng chai có hương liệu, nước trái cây có đường, nước có gas và có chứa cafein trong thành phần bởi khi uống nhiều các loại nước này có thể gây ra các tác dụng không mong muốn khác.

Nên tránh các loại thực phẩm dễ gây táo bón: các loại thực phẩm dễ gây táo bón thường gặp nhất là đồ ăn chiên rán, đồ xào nấu nhiều dầu mỡ, các loại thịt, các loại quả có vị chát (quả sung, chuối xanh, ổi xanh,…) Người bị táo bón nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm này để tránh làm cho tình trạng táo bón trở nên nặng thêm.

 

Khi bổ sung sắt canxi, càng cần chú ý cách bổ sung và sản phẩm chính hãng, uy tín để uống canxi, sắt không gây táo bón cũng như các tác dụng phụ khác.

Trường hợp táo bón dai dẳng lâu ngày, người bệnh có thể tìm đến các cơ sở y khoa để các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp bằng thuốc để giảm bớt nhanh hơn tình trạng bệnh và những khó chịu của cơ thể.

Táo bón lâu ngày sẽ chuyển thành bệnh mạn tính khó chữa nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách. Vì thế, mỗi người nên chủ động xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ sinh hoạt khoa học để luôn có cơ thể khỏe mạnh nhé.

NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TÁO BÓN

Táo bón là một bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở mọi lứa tuổi. Biểu hiện dễ nhận thấy của chứng táo bón là người bệnh đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần, đại tiện thường khó khăn, phân cứng và vón cục, thời gian đi đại tiện lâu và có thể ra .

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến chứng táo bón, trong đó các nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến như uống ít nước, ăn ít chất xơ, ăn nhiều các thức ăn cứng, ít vận động, do tác dụng phụ của thuốc, do các bệnh lý liên quan đến ống tiêu hóa,…

Táo bón sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đau bụng thường xuyên dẫn đến cáu gắt và có những hành vi tiêu cực do tâm lý không được thoải mái. Khi bệnh trở thành mạn tính có thể gây ra các chứng bệnh nguy hiểm như tắc ruột, nứt hậu môn, sa trực tràng, phân áp lực,…


 

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé