Đối tượng nào được miễn đăng ký fce&sid? tìm hiểu ngay!

Ngày đăng: 10/31/2024 11:53:06 AM - Dịch vụ - Toàn Quốc - 11
  • ~/Img/2024/10/doi-tuong-nao-duoc-mien-dang-ky-fcesid-tim-hieu-ngay-01.jpg
  • ~/Img/2024/10/doi-tuong-nao-duoc-mien-dang-ky-fcesid-tim-hieu-ngay-02.jpg
~/Img/2024/10/doi-tuong-nao-duoc-mien-dang-ky-fcesid-tim-hieu-ngay-01.jpg ~/Img/2024/10/doi-tuong-nao-duoc-mien-dang-ky-fcesid-tim-hieu-ngay-02.jpg
Chi tiết [Mã tin: 5645031] - Cập nhật: 31 phút trước


Trong bối cảnh thị trường thực phẩm ngày càng phát triển và yêu cầu khắt khe về an toàn thực phẩm. Việc hiểu rõ quy định liên quan đến chứng nhận FCE&SID là rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều cần thực hiện thủ tục này. Vậy ai là những đối tượng được miễn đăng ký FCE&SID? Cùng UCC Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Miễn đăng ký FCE&SID giúp giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệpMiễn đăng ký FCE&SID giúp giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp

Mục lục


1. Giới thiệu về FCE&SID

FCE (Food Canning Establishment) và SID (Submission Identifier) là hai thuật ngữ liên quan đến việc đăng ký và tuân thủ quy định của FDA đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm đóng hộp có tính axit hoá và thực phẩm axit thấp. Các yêu cầu này nhằm đảm bảo an toàn cho sản phẩm và người tiêu dùng bằng cách ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt là Clostridium botulinum- loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc nặng nếu thực phẩm không được bảo quản đúng cách.

  • FCE: Là số đăng ký cho cơ sở sản xuất thực phẩm đóng hộp. Mỗi cơ sở muốn sản xuất và xuất khẩu thực phẩm đóng hộp axit thấp hoặc thực phẩm có tính axit cần phải đăng ký FCE với FDA.
  • SID: Là mã xác nhận cho từng quy trình sản xuất sản phẩm. Mỗi loại thực phẩm phải có một SID riêng. Ghi nhận quy trình xử lý nhiệt và bảo quản nhằm đảm bảo sản phẩm an toàn trước khi đến tay người tiêu dùng.

Đăng ký FCE&SID là quy trình bắt buộc của FDA dành cho các cơ sở sản xuất thực phẩm đóng hộp Axit thấp, Axit hoá hoặc hoạt độ nước lớn hơn 0,85. Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng tại thị trường Hoa Kỳ. Với yêu cầu này, FDA có thể giám sát và kiểm soát chặt chẽ các quy trình sản xuất. Đặc biệt là xử lý nhiệt và bảo quản để ngăn ngừa vi khuẩn gây hại như Clostridium botulinum. Việc đăng ký không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý. Mà còn củng cố niềm tin của người tiêu dùng vào an toàn thực phẩm.

2. Nhóm đối tượng được miễn đăng ký FCE&SID

Các nhóm đối tượng được miễn đăng ký FCE&SID như sau:

  • Phụ gia thực phẩm
  • Đồ uống có cồn hoặc có gas
  • Mứt, thạch
  • Nước sốt
  • Thực phẩm được bảo quản trong điều kiên lạnh hoặc đông lạnh
  • Thực phẩm lên men
  • Thực phẩm có thịt và gia cầm được giám sát trực tiếp bởi USDA
  • Cà chua và sản phẩm làm từ cà chua

Tất cả những sản phẩm đóng lon, đóng hộp kể trên phải có độ pH cân bằng cuối cùng lớn hơn hoặc bằng 4,6. Hoạt độ nước (aw) lớn hơn hoặc bằng 0,85. Riêng cà chua và sản phẩm làm từ cà chua thì có độ pH cân bằng cuối cùng lớn hơn hoặc bằng 4,7 thì đều được miễn đăng ký FCE&SID. Ở hoạt độ nước lớn hơn hoặc bằng 0,85; độ pH cân bằng cuối cùng lớn hơn hoặc bằng 4,7. Thì sản phẩm không được coi là thực phẩm Axit hoá hay Axit thấp. Vậy nên, việc miễn đăng ký FCE&SID cho những sản phẩm này giúp doanh nghiệp bớt được các thủ tục pháp lý. Từ đó, tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường.

3. Tại sao các đối tượng đó lại được miễn đăng ký FCE&SID

Vì sao lại được miễn đăng ký FCE&SIDVì sao lại được miễn đăng ký FCE&SID

Việc miễn đăng ký FCE&SID cho các nhóm đối tượng không chỉ nhằm giảm thủ tục hành chính mà còn dựa trên những lý do quan trọng:

  • Đảm bảo an toàn thực phẩm: Các sản phẩm như thực phẩm lạnh, thịt và gia cầm được giám sát bởi USDA, sản phẩm có độ pH thấp. Đã chứng minh khả năng tự bảo quản, an toàn cho người tiêu dùng. Miễn đăng ký cho những sản phẩm này thể hiện niềm tin vào chất lượng của chúng.
  • Giảm gánh nặng hành chính: Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuân thủ các yêu cầu hành chính phức tạp là một thách thức. Việc miễn đăng ký giúp họ tập trung vào sản xuất và cải thiện chất lượng mà không bị ràng buộc bởi thủ tục nặng nề.
  • Khuyến khích sản xuất an toàn: Các sản phẩm như cà chua và thực phẩm có hoạt độ nước cao có khả năng kiểm soát vi khuẩn tốt. Miễn đăng ký FCE&SID cho những sản phẩm này khuyến khích doanh nghiệp sản xuất an toàn và giữ tiêu chuẩn chất lượng cao.
  • Tăng cường cạnh tranh: Miễn đăng ký giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian. Nâng cao khả năng cạnh tranh. Điều này rất cần thiết trong môi trường cạnh tranh khốc liệt tại Hoa Kỳ.
  • Chính sách hỗ trợ từ nhà nước: Các chính sách miễn đăng ký này thường được thiết lập. Nhằm thúc đẩy phát triển bền vững trong ngành thực phẩm. Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và khuyến khích đổi mới trong sản xuất.

4. Kết luận

Dù được miễn đăng ký FCE&SID. Nhưng những cơ sở kể trên phải bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn của FDA. Để sản phẩm luôn được lưu hành tại thị trường Mỹ và không chịu bất cứ hình phạt nào từ FDA.

Trong ngành thực phẩm, việc hiểu rõ quy định về miễn đăng ký FCE&SID là rất cần thiết. Để doanh nghiệp có thể tận dụng các lợi thế và cơ hội. Các đối tượng được miễn đăng ký giúp giảm bớt gánh nặng hành chính. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất an toàn và chất lượng.

Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách vui lòng liên hệ với UCC VIỆT NAM thông qua:

Hotline 036 7908639 email admin@ucc.com.vn để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đăng ký FCE và SID : Mở cửa xuất khẩu thực phẩm đóng hộp


Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ