Giúp chống trớ trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Ngày đăng: 2/25/2023 11:15:11 AM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 79
Chi tiết [Mã tin: 4460349] - Cập nhật: 58 phút trước

Khi trẻ còn nhỏ, nôn trớ là vấn đế xảy ra khá phổ biến khiến cha mẹ lo lắng. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, đồng thời khiến cha mẹ vất vả hơn trong quá trình chăm sóc con. Vậy đâu là cách chống trớ cho trẻ sơ sinh? Hãy cùng tham khảo trong bài viết sau.


GIÚP CHỐNG TRỚ TRẺ SƠ SINH BẰNG CÁCH NÀO?

Để phòng chống trớ cho trẻ sơ sinh, dưới đây là một số biện pháp hiệu quả mẹ có thể tham khảo:

·        Chia cữ bú cho con thành nhiều bữa, bế trẻ cao đầu hơn dạ dày trong và sau khi cho con bú. Sau đó thực hiện vỗ ợ hơi cho trẻ. Tránh quấn tã hoặc mặc bỉm chật cho con sau khi bé bú no.

·        Dùng men vi sinh bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh đều đặn cũng là giải pháp giúp chăm sóc sức khỏe tiêu hóa và đề kháng cho bé được nhiều ba mẹ tin chọn hiện nayu. Việc tăng cường lợi khuẩn từ men vi sinh cho bé giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe đường ruột, cân bằng hệ vi sinh cũng như phòng tránh nôn trớ cùng nhiều bệnh lý hay gặp như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu... Dùng đều đặn men vi sinh để hỗ trợ giúp tăng sức đề kháng tự nhiên cho bé, giúp con tiêu hóa tốt hơn.

·        NGUYÊN Thực hiện bé bé đúng cách, để trẻ ngậm bắt đúng. Nếu bé ngậm bắt sai sẽ khiến hơi vào nhiều hơn sữa, làm cho trẻ chướng bụng, đầy hơi và gây nôn.

·        Với trẻ bú bình, mẹ cần nghiêng bình sữa sao cho sữa lấp đầy núm , khi bú trẻ sẽ nuốt sữa và không nuốt hơi. Lựa chọn núm đúng size để khi trẻ bú chỉ ra sữa chứ không chảy thành dòng khi chúc bình sữa xuống.

NHÂN GÂY NÔN TRỚ VỚI TRẺ SƠ SINH LÀ GÌ?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ, trong đó một số nguyên nhân phổ biến nhất gồm:

·        Trẻ mắc một số bệnh ngoại khoa: Một số trường hợp trẻ bị dị tật đường tiêu hóa bị nôn ngay trong những ngày đầu tiên chào đời (ví dụ như bệnh hẹp phì đại môn vị, hẹp tá tràng bẩm sinh, thoát vị hoành, teo thực quản..). Các bệnh lý tắc ruột, xoắn ruột.. cũng làm cho bé bị nôn trớ, kèm dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân, chướng bụng, đi ngoài ra , bí trung đại tiện..

·        Sai lầm về ăn uống và chăm sóc: Việc mẹ cho con bú quá no hoặc cho trẻ bú không đúng tư thế có thể làm cho trẻ sơ sinh nôn trớ ngay sau ăn. Với các trẻ bú bình, cách bế trẻ hoặc tư thế cầm bình sữa sai cũng khiến cho bé nuốt nhiều không khí dư thừa vào dạ dày và gây nôn trớ. Bên cạnh đó, nếu mẹ đặt trẻ nằm ngay khi ăn no, quấn tã quá chặt cũng sẽ khiến trẻ bị trớ.

·        Trẻ mắc một số bệnh nội khoa: Một số trẻ bị mắc các bệnh hệ tiêu hóa có dấu hiệu nôn trớ như tiêu chảy, chậm nhu động ruột, viêm đường hô hấp trên... Các bệnh lý như viêm màng não mủ, hội chứng sinh dục thượng thận, co thắt môn vị, xuất huyết não do giảm tỷ lệ Prothrongbin cũng có triệu chứng nôn trớ.

CÁCH XỬ TRÍ KHI TRẺ SƠ SINH BỊ NÔN TRỚ MẸ CẦN BIẾT

Khi thấy trẻ sơ sinh bị nôn trớ, mẹ cần ngay lập tức nghiêng đầu bé qua một bên để đảm bảo con không bị sặc chất nôn. Sau đó mẹ cần làm sạch hết các chất nôn trong miệng, họng và mũi của trẻ bằng cách quấn khăn gạc vào ngón tay, thấm hết chất nôn trong miệng và họng của bé. Thực hiện bế trẻ và khum tay vỗ nhẹ lưng con để trấn an, đồng thời giúp bé ho bật nốt chất nôn trong họng ra bên ngoài.

·        Ấn ngực: Mẹ giữ nguyên trẻ ở tư thế nằm ngửa, sau đó dùng ngón 2 và ngón 3 ấn vuông góc xuống 1/3 dưới xương ức. Khoảng 1 đốt ngón tay ở ngay dưới đường nối của 2 núm . Thực hiện ấn nhanh, dứt khoát 1 lần/giây và làm liên tiếp 5 lần. Đánh giá dấu hiệu hồi phục của bé và thực hiện vỗ lưng và ấn ngự cho con tới khi bé hồi phục (khoảng từ 6-10 lần).

·        Làm thông thoáng đường thở cho con: Trong khi thực hiện cá bước vỗ lưng, ấn ngực thì mẹ cần làm thoáng đường thở cho trẻ với cách hút mũi miệng. Sử dụng dụng cụ hút mũi miệng, hút miệng trước, mũi sau. Nếu đang cấp cứu tại nhà và không có dụng cụ thì mẹ có thể dùng miệng hút nhanh cho trẻ. Khi con đã hồi phục thì cần đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để khám và tiếp tục theo dõi.

·        Với những bé bị sặc sữa và nôn, sau đó ho sặc sụa, tím tái, người bị mềm nhũn hay co cứng, nấc hoặc ngưng thở, bố mẹ cần ngay lập tức sơ cứu cho con theo các bước:

·        Vỗ lưng: Đặt trẻ nằm sấp đầu thấp, đỡ đầu trẻ và nghiêng mặt, vỗ liên tiếp 5 cái mạnh vào vùng giữa 2 bả vai của bé theo hướng xuống dưới và ra trước. Sau khi vỗ xong hãy nhẹ nhàng lật con lại và xem bé tự thở được chưa, da đã hồng chưa. Nếu con chưa hồi phục thì tiếp tục tiến hành bước ấn ngực.


Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé