Giúp trẻ cải thiện bệnh tiêu hóa bằng cách nào?

Ngày đăng: 5/25/2023 11:45:33 AM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 48
Chi tiết [Mã tin: 4664818] - Cập nhật: 27 phút trước

Hệ tiêu hóa của trẻ rất dễ gặp phải tình trạng rối loạn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi gặp tình trạng này, trẻ sẽ mệt mỏi và khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của cơ thể. Vậy đâu là các triệu chứng bệnh tiêu hóa ở trẻ sơ sinh?

 

GIÚP TRẺ CẢI THIỆN BỆNH TIÊU HÓA BẰNG CÁCH NÀO?

Sau khi trẻ bú xong, mẹ nên bế đứng con theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ và vỗ cho tới khi nghe thấy tiếng ợ hơi. Đặt cho trẻ nằm nghiêng bên trái, kê gối cao.

Với những trẻ hay bị ọc sữa, mẹ không nên cho trẻ nằm bú mà hãy bế với tư thế đầu trẻ nâng cao, cho bú với lượng vừa đủ, không ép con ăn quá nhiều.

Trường hợp trẻ bị táo bón, các mẹ hãy thực hiện massage cho trẻ để hỗ trợ tiêu hóa cho bé hiệu quả hơn. Tăng cường cho con bú mẹ bởi trẻ bị táo bón có thể do con bị thiếu chất lỏng. Những bé bị táo bón do sữa, mẹ có thể cân nhắc đổi sang loại sữa giàu chất xơ hơn.

Để mẹ có dòng sữa mát cho trẻ bị táo bón bú thì thực đơn hàng ngày của mẹ cần thay đổi, tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, uống thật nhiều nước để sữa mẹ đủ chất và giúp bé bú mẹ tiêu hóa tốt.

Khi thấy trẻ bị tiêu chảy, mẹ có thể sử dụng cho con dung dịch bù nước và điện giải Oresol. Nếu bé đang bú mẹ thì nên tiếp tục cho con bú để bổ sung dinh dưỡng và nước cho bé.

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh tiêu hóa kém, mẹ đừng quên kết hợp cho trẻ uống men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa kịp thời cho ocn. Việc dùng men vi sinh giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột trong cơ thể, duy trì ổn định hệ sinh thái đường ruột cũng như hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Điều này giúp tạo tiền đề phục hồi tiêu hóa cho bé, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột với các biểu hiện nôn trớ, đi ngoài phân sống, tiêu chảy, táo bón... ở trẻ. Ngoài ra, dùng men vi sinh cũng là giải pháp giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con được nhiều ba mẹ tin chọn hiện nay

Những trẻ hay bị nấc cụt, mẹ có thể cho con uống vài thìa nước hay bú mẹ, sau đó vỗ ợ hơi. Có thể dùng ngón tay ấn cùng lúc vào 2 nắp tai của trẻ vài phút, hay gãi nhẹ vào môi trẻ hay vào vành tai trẻ, bởi thần kinh tai và miệng bé rất nhạy cảm, thần kinh thực quản giãn ra sẽ làm hết nấc.

Chú ý vệ sinh, rơ miệng cho con thường xuyên với khăn xô mềm thấm nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày để tránh cho con bị tưa lưỡi. Mẹ nên giữ vệ sinh bầu , vệ sinh bình sữa sạch sẽ khi cho trẻ bú.

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng đầu đời. Khi bú nên cho con bú bầu bên trái trước sau đó mới chuyển sang bầu bên phải để sữa xuống dạ dày trẻ dễ dàng mà không bị trào ngược.

Với những trẻ đang bú bình, mẹ cần cho con bú khi núm luôn đầy sữa, tránh để cho bình sữa nằm ngang khiến cho trẻ nuốt nhiều không khí khi bú, gây đầy hơi, chướng bụng.

TÌM HIỂU TRIỆU CHỨNG BỆNH TIÊU HÓA Ở TRẺ SƠ SINH HAY GẶP

Vấn đề tiêu hóa của trẻ lúc nào cũng là điều bố mẹ lo lắng. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh tiêu hóa ở trẻ sơ sinh hay gặp, bố mẹ cần hết sức lưu ý:

Ọc sữa: Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa do vòng van giữa thực quản và dạ dày không đủ mạnh để ngăn cản thức ăn trong dạ dày trào ngược lên trên thực quản, trào ra ngoài miệng trẻ. Trẻ bị ọc sữa do sinh lý hoặc cũng có thể do bệnh lý gây ra.

Táo bón: Bé sơ sinh khó đi ngoài khi tần suất đi ngoài ít hơn so với bình thường (trung bình trẻ đi ngoài ít nhất 1 lần/ngày với phân vàng hoặc xanh rêu, mềm, đóng thành khuôn). Táo bón là một trong những triệu chứng bệnh tiêu hóa ở trẻ sơ sinh hay gặp phải, khiến cho trẻ bị đau đớn, đi ngoài phân cứng, phân thành cục nhỏ, đi ngoài ít có khi 3 ngày hay 1 tuần mới đi 1 lần.

Tiêu chảy: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể do rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột, hấp thu kém hay dị ứng sữa... Biểu hiện khi trẻ tiêu chảy là trẻ đi ngoài nhiều lần liên tục, bú kém, khóc nhiều, đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, phân có thể lẫn nhầy, ...

Nấc cụt: Nấc là biểu hiện thường thấy ở trẻ sơ sinh và là hiện tượng sinh lý bình thường. Nguyên nhân trẻ bị nấc là do co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành, làm cho khí hít vào ngưng đột ngột, thanh môn đóng kín bất ngờ. Trẻ có thể bị nấc vài lần trong ngày, mỗi lần vài phút. Bố mẹ không nên quá lo lắng bởi tình trạng này sẽ giảm dần sau khi bé được 1 tuổi.

Tưa miệng: Trẻ bị tưa miệng thường thấy xuất hiện những mảng vàng c màu như đậu hũ bên trong má, lưỡi và trong vòm miệng. Tình trạng này lâu này sẽ khiến cho con bị đau, bỏ bú, bị tiêu chảy và viêm phổi do nấm.


 

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé