Gỗ đinh hương là gì? giá có đắt không? tất tần tật về gỗ đinh hương

Ngày đăng: 9/30/2024 10:22:19 AM - Nội thất, ngoại thất - Toàn Quốc - 16
  • ~/Img/2024/9/go-dinh-huong-la-gi-gia-co-dat-khong-tat-tan-tat-ve-go-dinh-huong-01.jpg
~/Img/2024/9/go-dinh-huong-la-gi-gia-co-dat-khong-tat-tan-tat-ve-go-dinh-huong-01.jpg
Chi tiết [Mã tin: 5579685] - Cập nhật: 15 phút trước

Gỗ đinh hương từ lâu đã rất nổi tiếng với tính thẩm mỹ cao, sang trọng, chất lượng và giá trị sử dụng cao. Đặc biệt, đây là dòng gỗ thể hiện được đẳng cấp ở gia chủ. Cùng Nội thất Viva tìm hiểu tất tần tật về dòng gỗ đẹp, sang, đẳng cấp này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Gỗ đinh hương là gì?

Cây gỗ đinh hương là một loại cây gỗ có nguồn gốc từ Indonesia, được du nhập, trồng và phát triển tại Việt Nam từ rất lâu đời.

Hiện nay, gỗ đinh hương được trồng nhiều tại các tỉnh miền Bắc như: Lạng Sơn, Hoà Bình, Ninh Bình,… và miền Trung như Quảng Trị, Quảng Bình, Huế,… Cây gỗ trưởng thành sẽ có thân to, cây cao lớn tới 20m, đường kính từ 70cm đến 80cm. Gỗ có chất lượng vượt trội, tỷ trọng lớn, đường nét vân gỗ đẹp mắt, mùi thơm nhẹ, không bị mối mọt tấn công.

Nằm trong bộ tứ loại gỗ chất lượng ở nước ta là Đinh – Lim – Sến – Táu. Theo đó, chữ Đinh chính là chỉ gỗ đinh hương.

Gỗ đinh hương là gì? Giá có đắt không? Tất tần tật về gỗ đinh hương

Gỗ đinh hương thuộc nhóm mấy?

Trong bảng phân loại gỗ - thuộc nhóm những dòng gỗ đắt đỏ nhất hiện nay, gỗ đinh hương thuộc nhóm II.

Gỗ có chất lượng tuyệt vời, khả năng chịu được trọng lượng lớn, không bị mối mọt tấn công, đường nét vân gỗ đầy ấn tượng, rất đẹp, tự nhiên. Tuổi thọ sử dụng cao và trường tồn theo thời gian. Hơn nữa, loại gỗ này còn có mùi hương đặc biệt.

Gỗ đinh hương thường có màu gì?

Gỗ đặc trưng với màu đỏ vàng, mùi của dầu gỗ tiết ra thơm dịu nhẹ. Màu sắc gỗ có sự thay đổi do tác động bên ngoài. Khi cây gỗ ngậm nước sẽ chuyển sang màu vàng, để lại câu bên ngoài sau một thời gian sẽ lại trở về màu xám. So sánh gỗ đinh hương và gỗ hương đá rất dễ bị nhầm lẫn. Bởi ở cả hai loại đều là gỗ quý và nhận được nhiều sự quan tâm từ các gia chủ.

Xem thêm chất liệu gỗ tự nhiên khác:

2. Đặc điểm nhận biết gỗ đinh hương

Để nhận biết gỗ đinh hương, bạn cần quan sát và chạm vào tấm gỗ thô chưa qua xử lý. Sau đây là những đặc trưng để nhận biết loại gỗ này:

  • Về đặc điểm bên ngoài: màu gỗ đỏ hơi đậm được pha vàng đẹp mắt. Đường nét vân gỗ được dàn đều khắp bề mặt gỗ, rất đẹp, thu hút và sống động bậc nhất trong những dòng gỗ hiếm. Khi chạm tay vào, bạn có thể cảm nhận được những thờ gỗ rất trơn mịn, láng tay.
  • Gỗ có mùi thơm dịu nhẹ được tỏa ra từ mùi dầu gỗ. Đây cũng là mùi hương bảo vệ gỗ tránh khỏi sâu mọt tấn công.
  • Nhờ có khả năng chịu lực cao, tránh được va đập. Khi chế tác thành nội thất hoàn toàn không bị co ngót, cong vênh qua năm tháng. Do đó, từ xưa, đây là loại gỗ nhận được nhiều sự ưa chuộng.

Gỗ đinh hương là gì? Giá có đắt không? Tất tần tật về gỗ đinh hương

3.  Gỗ đinh hương có tốt không? Ưu và nhược điểm gỗ đinh hương

+ Ưu điểm

  • Mùi hương rất dịu nhẹ và được tạo từ chính tinh dầu ở gỗ. Đây là hương thơm rất dễ chịu. Với mùi hương này, gỗ phù hợp để dùng trong những ngôi nhà cần có sự mát mẻ, nhưng vẫn cần đảm bảo sự sang trọng.
  • Khi chạm vào gỗ sẽ thấy được sự mịn màng, mát mẻ.
  • Khả năng chịu lực ở gỗ khá cao, tránh được nứt nẻ hay khô gãy. Càng dùng lâu càng trở nên sáng bóng hơn.
  • Những đường vân gỗ tự nhiên, rất đẹp mắt. Các thớ gỗ uốn lượn vô cùng sống động, tựa bức tranh được vẽ từ nghệ nhân điêu luyện.

Gỗ đinh hương là gì? Giá có đắt không? Tất tần tật về gỗ đinh hương

+ Nhược điểm

Đồng thời với những ưu điểm vượt trội vừa chia sẻ trên, ở gỗ đinh hương có những nhược điểm nhất định như mức giá khá cao. Nguồn cung gỗ ngày càng giảm bởi thực trạng khai thác và sử dụng quá mức.

Xem thêm:

4. Phân loại gỗ đinh hương

Ngoài Việt Nam, gỗ đinh hương còn được trồng ở Lào, Nam Phi. Do đó, hiện nay, nếu phân chia theo xuất xứ thì gồm có 3 loại: đinh hương Việt Nam, gỗ đinh hương Lào và đinh hương Nam Phi.

Phân chia theo màu sắc, gồm có 4 loại: đinh hương đỏ, vàng, xám và trắng.

  • Đinh hương vàng: trọng lượng nặng, rắn chắc, hầu như không bị cong vênh, nứt nẻ. Mùi gỗ phảng phất có hương cay nhẹ, các đường vân gỗ vàng sáng rất thu hút.
  • Đinh hương đỏ: so với đi hương vàng, chất lượng gỗ tương đương nhưng có mùi gỗ thơm dịu nhẹ. Đường nét vân gỗ theo xu hướng hòa trộn lại với nhau, đường vân tuy không rõ ràng như ở các loại khác, nhưng cũng chính điểm đặc biệt này đã mang lại nét đẹp riêng.  
  • Đinh hương trắng: là loại gỗ có màu vàng nhạt hoặc hơi trắng. Màu sắc ở cây đinh hương khi đang trong giai đoạn phát triển sẽ không có chất lượng bằng so với đinh hương vàng hay đỏ. Vân gỗ tuy không đẹp bằng nhưng cũng khá bền bỉm rắn chắc và không hề thua kém so với những dòng gỗ quý khác.
  • Đinh hương xám: dòng gỗ này nổi bật với lớp vỏ màu xám, vân gỗ ấn tượng, gỗ có chất lượng tương đương so với các dòng đinh hương đỏ hay đinh hương vàng. Dòng gỗ này đang được nhiều người sành gỗ cực kỳ yêu thích.

Gỗ đinh hương là gì? Giá có đắt không? Tất tần tật về gỗ đinh hương

Xem thêm:

5. Mức giá tham khảo của gỗ đinh hương

Nằm trong dòng gỗ quý hiếm loại II, gỗ có giá thành tương đối cao. Giá gỗ nằm ở mức giáo động từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng mỗi m3.

Tuy nhiên, tùy vào thời điểm và chất lượng, nguồn gốc và đường kính ở gỗ mà mức giá cũng có sự khác biệt. Đồng thời, mức giá ở từng loại gỗ khi chế tác thành các loại sản phẩm cũng có sự chênh lệch nhất định.

Để nhận báo giá gỗ đinh hương chính xác nhất vào từng thời điểm, bạn nên trực tiếp liên hệ với các xưởng gỗ để được tư vấn cụ thể hơn.

Bàn Phấn Đẹp Gỗ Đinh Hương Gương Dọc 2 Hộc Giá Rẻ

Bàn Phấn Đẹp Gỗ Đinh Hương Gương Dọc 2 Hộc Giá Rẻ BP-1420

6. Ứng dụng của gỗ đinh hương trong ngành nội thất

Với nhiều ưu điểm vượt trội, gỗ đinh hương đang khẳng định giá trị trên thị trường hiện nay. Chất gỗ được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống, trong đó có công dụng chính đó là chế tác nội thất. Cùng Nội thất Viva tham khảo ngay những món nội thất được làm từ chất liệu gỗ này nhé.

Xem chi tiết tại:  link

Tin liên quan cùng chuyên mục Nội thất, ngoại thất