Hà thủ ô - tác dụng, cách dùng và những điều nên biết

Ngày đăng: 8/27/2021 10:15:36 PM - Khác - Toàn Quốc - 106
Chi tiết [Mã tin: 3415010] - Cập nhật: 17 phút trước

Trong thiên nhiên có 2 loại là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng, với những đặc điểm khác nhau.

Hà thủ ô trắng hay còn gọi là hà thủ ô nam, danh pháp khoa học Streptocaulon Juventas thuộc họ La bố ma và bộ Long đờm và ít khi được sử dụng.

Còn hà thủ ô đỏ được sử dụng phổ biến hơn và có nhiều tác dụng hơn hẳn. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin về hà thủ ô đỏ.

Tên dược liệu: Hà thủ ô đỏ

Các tên gọi khác: Thủ ô, Giao đằng, Dạ giao đằng, Dạ hợp, Khua lình (tiếng Thái), Mằn năng ón (tiếng Tày), Mần đăng tua lình (tiếng Lào), Má ỏn, Xạ ú sí (tiếng Dao),…

Danh pháp khoa học Fallopia Multiflora (trước đó có tên là Polygonum Multiflora.

Thuộc họ Rau răm – Polygonaceae và bộ Cẩm chướng – Caryophyllales.

Vị thuốc hà thủ ô đỏ là phần rễ củ hay dây của cây hà thủ ô, gọi là giao đằng hay dạ giao đằng bởi vào ban đêm, các dây quấn lấy nhau rất độc đáo. Dưới đây là những thông tin khác về cây thuốc.

Hà thủ ô là cây gì và cách phân biệt

Cây hà thủ ô là thực vật sống lâu năm có những đặc điểm thực vật rất đặc trưng:

Thân dây leo, thân mềm, mọc xoắn, quấn vào nhau, dài từ 5 đến 7m. Thân cây có màu xanh tía, nhẵn không có lông, có các vân.

Rễ cây phình to thành dạng củ, vỏ bên ngoài có màu nâu, bên trong có màu đỏ nên còn được gọi là hà thủ ô đỏ.

Lá cây mọc so le ôm sát thân cây, có cuống dài, dài khoảng 5 – 7cm, rộng 3 – 5cm. Phiến lá hình tim rất giống lá rau muống nhưng to bản hơn, đầu lá nhọn, mép lá hơi lượn sóng hoặc mép nguyên, cả hai mặt lá xanh nhẵn.

Hoa mọc thành cụm hình chuỳ, nở vào tháng 10, mọc ở đầu cành hoặc nách lá. Bông hoa nhỏ, đường kính 2mm, 5 cánh có màu trắng, hoa có 8 nhuỵ hình mào gà với 3 nhuỵ dài, bầu hoa hình 3 cạnh có 3 vòi ngắn rời nhau.

Quả hình 3 cạnh, nhẵn bóng và nằm trong bao hoa, khi quả khô vỏ không tự mở được.

Để phân biệt hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng, bạn có thể dựa vào đặc điểm của rễ củ phình to.

Hà thủ ô đỏ: Rễ củ giống khoai lang, củ rất cứng, có màu nâu đỏ, bề mặt bên ngoài có nhiều chỗ lồi lõm. Mặt cắt ngang có lớp bột bên trong có màu hồng, vị đắng chát, chính giữa là gỗ cứng.

Hà thủ ô trắng: Rễ củ cũng giống khoai lang, có màu nâu đỏ sẫm, nhưng mặt cắt ngang có màu trắng với rất nhiều nhựa trắng, mùi thơm, vị đắng rất chát.

>>> Tham khảo thêm: công dụng của hà thủ ô

Cây hà thủ ô mọc ở đâu?

Hà thủ ô là loại thực vật ưa sáng, thường sống ở nơi có khí hậu ẩm mát của vùng nhiệt đới núi cao và cận nhiệt đới. Cây sinh trưởng tốt ở vùng đất ẩm, tơi xốp, có nhiều mùn, tốt nhất là ở vùng chân núi đá, vùng đất trung du hoặc đất đỏ bazan.

Tại nước ta, cây được tìm thấy mọc hoang dại ở nhiều tỉnh thành khác nhau, chủ yếu ở vùng núi phía Bắc như Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Giang, Phú Thọ,…

Hiện nay, các tỉnh phía Nam cũng trồng nhiều cây này, đặc biệt ở khu vực Bình Định, Lâm Đồng, Phú Yên,…

Thu hoạch và bào chế hà thủ ô dược liệu

Hà thủ ô đỏ có thành phần dược tính phù hợp để sử dụng làm thuốc hơn loại trắng và có giá trị kinh tế hơn. Cây được trồng bằng đoạn thân, gieo hạt, giâm củ, cành bánh tẻ và có thể thu hoạch được sau ít nhất 2 – 3 tháng.

Khác với các loại dược liệu thông thường khác, hà thủ ô phải được sơ chế, bào chế trước khi sử dụng. Bởi trong củ rễ có chứa hàm lượng Anthranoid có tác dụng nhuận tràng cao, dùng vào sẽ bị đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, với hàm lượng Tanin cao, nếu dùng không đúng cách trong thời gian dài có thể gây mệt mỏi, bí tiểu, men gan tăng cao,… Việc bào chế hà thủ ô sẽ làm giảm đi các tác dụng phụ không mong muốn này, đồng thời tăng cường hoạt chất, bổ dưỡng.

Vào mùa đông khi thân cây lụi tàn hết, người dân thường đào phần rễ củ (được gọi là củ), chọn loại củ có trọng lượng trên 0.5kg đến vài kg để thu hoạch.

Phần rễ củ được sử dụng để làm dược liệu

Tiếp đó, có thể bào chế dược liệu theo một trong các cách dưới đây:

Cách 1: 

Củ rửa sạch đất cát, củ nhỏ để nguyên, củ to chẻ thành nhiều phần, ngâm với nước vo gạo trong khoảng nửa đến một ngày, thỉnh thoảng khuấy đều để loại bỏ vị chát, sau đó vớt ra rửa sạch và để ráo nước.

Tiếp đó, dùng đậu đen nấu nhừ vài lần, lượng dùng theo tỷ lệ cứ 1kg củ sử dụng 100g đậu đen sau đó gạn lấy nước.

Xếp củ vào nồi, củ to xếp xuống dưới, đổ nước đỗ đen và nước vào ngập bề mặt, đun tiếp thêm nhiều giờ đến khi củ chín tới lõi thì vớt củ, bỏ lõi và thái mỏng.

Dùng phần nước còn lại, vừa tẩm vừa phơi nhiều lần cho đến khi hết (thưởng tẩm 9 lần), cuối cùng đem phơi thật khô.

Cách 2: 

Củ hà thủ ô rửa sạch, thái thành miếng, ngâm qua đêm cùng đỗ đen giã nát.

Hôm sau, đem phơi nắng một lần rồi tiếp tục ngâm với đỗ đen.

Thực hiện liên tục như vậy đủ 9 lần thì phơi cho đến khi khô hẳn thì đem bảo quản dùng dần.


Cách 3:

Ngâm rượu theo công thức cứ 1kg củ ngâm với 0.25 lít rượu trắng cho đến khi rượu ngấm đều vào củ.

Đem củ đi đồ cho chín rồi phơi hoặc sấy khô giòn.

Tin liên quan cùng chuyên mục Khác