Halal indonesia – cập nhật quy định mới và thay đổi quan trọng 2024

Ngày đăng: 11/6/2024 11:20:37 PM - Lĩnh vực khác - Toàn Quốc - 5
Chi tiết [Mã tin: 5660181] - Cập nhật: 35 phút trước

Halal Indonesia là một chủ đề nóng hổi và thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng trong thời gian gần đây. Với việc áp dụng các quy định mới về chứng nhận Halal. Indonesia đang nỗ lực tăng cường tính minh bạch và bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển và nhu cầu tiêu dùng Halal ngày càng cao. Những thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Mà còn tạo ra cơ hội mới cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng.


Vậy những thay đổi quan trọng nào đã được áp dụng và cách thức thực hiện chứng nhận Halal ở Indonesia như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy định mới nhất về chứng nhận Halal Indonesia và những điều bạn cần lưu ý.


Thay đổi thời gian hiệu lực và gia hạn của chứng nhận Halal Indonesia

Quy định mới của Halal Indonesia Quy định mới của Halal Indonesia

Theo quy định 39/2021 của Cơ quan tổ chức đảm bảo sản phẩm Halal Indonesia (BPJPH), chứng nhận Halal có hiệu lực trong 4 năm. Đơn xin gia hạn cần được nộp tối thiểu 3 tháng trước ngày hết hạn.


Tuy nhiên, quy định 42/2024 mới ban hành bởi BPJPH, thay đổi thời gian hiệu lực của chứng nhận Halal. Giờ đây, chứng nhận Halal có hiệu lực vĩnh viễn, với điều kiện không có thay đổi về thành phần nguyên liệu hoặc quy trình sản phẩm Halal (PPH). Do đó, không cần xin gia hạn trừ khi có thay đổi trong sản phẩm.


Nếu có bất kỳ thay đổi nào về sản phẩm, bao gồm thành phần nguyên liệu hoặc quy trình sản xuất, các doanh nghiệp phải cập nhật chứng nhận Halal đã đăng ký trước đó bằng cách nộp đơn lên BPJPH kèm theo các tài liệu hỗ trợ.


Lưu ý: Quy định này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp đã có chứng nhận Halal tại Indonesia.


Quy định mới về chứng nhận Halal của Indonesia cho sản phẩm nước ngoài


Theo quy định 42/2024, doanh nghiệp muốn xin chứng nhận Halal cho sản phẩm nước ngoài phải nộp đơn qua đơn vị nhập khẩu hoặc đại diện tại Indonesia, và đáp ứng các điều kiện sau:


  • Không có tổ chức Halal tại quốc gia xuất xứ sản phẩm.
  • Tổ chức Halal không có thẩm quyền chứng nhận sản phẩm liên quan.
  • Không có thỏa thuận hợp tác giữa tổ chức Halal và BPJPH.
  • Doanh nghiệp xin chứng nhận tự nguyện.

Nếu sản phẩm đã có chứng nhận Halal từ tổ chức được BPJPH công nhận, chỉ cần đăng ký trước khi nhập khẩu vào Indonesia theo quy định GR 39/2021.


Lưu ý quan trọng:


  • Nộp đơn: Qua đơn vị nhập khẩu hoặc đại diện tại Indonesia.
  • Đăng ký Halal: Sản phẩm phải đăng ký tại Indonesia trước khi phân phối.
  • Gia hạn: Thời gian gia hạn chứng nhận Halal giảm từ 90 ngày xuống còn 60 ngày.

Lưu ý về các nghĩa vụ mới cho doanh nghiệp theo quy định Halal Indonesia


Quy định GR 42/2024, đưa ra các nghĩa vụ bổ sung cho doanh nghiệp đã đạt chứng nhận Halal. Cung cấp các thông tin bổ sung theo quy định đã được nêu trong GR 39/2021. Các nghĩa vụ mới này bao gồm:


  • Dán nhãn Halal cho những sản phẩm đã được cấp chứng nhận Halal.
  • Duy trì tính toàn vẹn Halal của các sản phẩm đã nhận chứng nhận Halal.
  • Tách riêng địa điểm, cơ sở và công cụ cho sản phẩm Halal và không Halal. Điều này áp dụng cho giết mổ, chế biến, lưu trữ, đóng gói, phân phối, bán và trình bày.
  • Gia hạn Giấy chứng nhận Halal nếu có thay đổi về thành phần nguyên liệu và/hoặc quy trình sản xuất (PPH).
  • Thông báo bất kỳ thay đổi nào về thành phần nguyên liệu và/hoặc quy trình sản xuất cho BPJPH.

Hậu quả không tuân thủ

Halal Indonesia Halal Indonesia[/caption]

Nếu không tuân thủ các nghĩa vụ bổ sung theo GR 42/2024, có thể bị áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính. Các hình thức áp dụng để xử phạt hành chính bao gồm:


  • Gửi thông báo khiển trách chính thức bằng văn bản.
  • Áp dụng mức phạt hành chính bằng tiền.
  • Hủy bỏ chứng nhận Halal
  • Thu hồi lại tất cả các sản phẩm đã bán ra.

Tổng kết

Trên đây là những quy định mới nhất về chứng nhận Halal tại Indonesia theo quy định 42/2024. Đặc biệt các thay đổi quan trọng về thời gian hiệu lực và yêu cầu chứng nhận cho sản phẩm nước ngoài. Các doanh nghiệp cần nắm vững những điều kiện và nghĩa vụ mới để đảm bảo tuân thủ quy định. Đồng thời nhận ra những cơ hội mở rộng thị trường tiềm năng. Chứng nhận Halal không chỉ là yếu tố quan trọng để tiếp cận thị trường Hồi giáo tại Indonesia mà còn là lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.


ICERT GLOBAL tự hào cung cấp dịch vụ tư vấn chứng nhận Halal chuyên nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống phù hợp và hiệu quả, giúp bạn vượt qua mọi thách thức. Đạt được chứng nhận Halal một cách nhanh chóng, chính xác.Hãy liên hệ với ICERT GLOBAL để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất. Và khai thác tối đa tiềm năng của thị trường Halal.

Tin liên quan cùng chuyên mục Lĩnh vực khác