Hiểu tất tần tật về chứng nhận eu organic thông qua 10 câu hỏi

Ngày đăng: 1/3/2025 8:44:30 AM - Dịch vụ - Toàn Quốc - 5
  • ~/Img/2025/1/hieu-tat-tan-tat-ve-chung-nhan-eu-organic-thong-qua-10-cau-hoi-01.jpg
  • ~/Img/2025/1/hieu-tat-tan-tat-ve-chung-nhan-eu-organic-thong-qua-10-cau-hoi-02.jpg
~/Img/2025/1/hieu-tat-tan-tat-ve-chung-nhan-eu-organic-thong-qua-10-cau-hoi-01.jpg ~/Img/2025/1/hieu-tat-tan-tat-ve-chung-nhan-eu-organic-thong-qua-10-cau-hoi-02.jpg
Chi tiết [Mã tin: 5771983] - Cập nhật: 19 phút trước


Chứng nhận EU Organic là một trong những tiêu chuẩn uy tín nhất thế giới. Giúp các doanh nghiệp khẳng định giá trị sản phẩm trên thị trường quốc tế. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến nhất mà doanh nghiệp thường thắc mắc khi muốn đạt chứng nhận này.

Giải đáp một số thắc mắc của doanh nghiệp về chứng nhận EU OrganicGiải đáp một số thắc mắc của doanh nghiệp về chứng nhận EU Organic

1. Một số câu hỏi thường gặp về chứng nhận EU Organic

1.1. Sản phẩm nào nên có chứng nhận EU Organic?

Các sản phẩm đủ điều kiện bao gồm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, mỹ phẩm, dệt may,… Các sản phẩm này được phân thành nhiều nhóm khác nhau theo tiêu chuẩn EU Organic để dễ quản lý cũng như hạn chế được sai sót trong quá trình kiểm tra, đánh giá. Điều kiện quan trọng là toàn bộ quy trình sản xuất phải tuân thủ quy định của tiêu chuẩn EU Organic.

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Cách phân loại sản phẩm để đạt được chứng nhận hữu cơ Châu Âu

1.2. Chứng nhận hữu cơ EU được công nhận ở đâu?

Chứng nhận EU Organic có giá trị ở 27 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Ngoài ra, còn được công nhận ở một số thị trường quốc tế như Mỹ, Nhật Bản, Úc thông qua các thỏa thuận song phương. Tại Việt Nam, chứng nhận này vẫn là minh chứng uy tín cho các sản phẩm hữu cơ. Được công nhận bởi nhiều người tiêu dùng đề cao sức khỏe và chất lượng thực phẩm.

1.3. Thời gian để hoàn tất quá trình chứng nhận EU Organic?

Thông thường, thời gian để đạt chứng nhận EU Organic kéo dài từ 12 đến 24 tháng. Tùy thuộc vào loại sản phẩm và mức độ tuân thủ quy định hữu cơ của doanh nghiệp. Để tiết kiệm thời gian, doanh nghiệp nên có một lộ trình rõ ràng, xây dựng quy trình sản xuất chặt chẽ hoặc nhờ đến sự tư vấn hỗ trợ từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm nhằm tối ưu quy trình trồng trọt/ chăn nuôi. Đáp ứng các yêu cầu của tổ chức chứng nhận trong thời gian ngắn nhất.

1.4. Chi phí để đạt được chứng nhận hữu cơ EU

Đây là có lẽ là điều mà nhiều doanh nghiệp quan tâmĐây là có lẽ là điều mà nhiều doanh nghiệp quan tâm

Chi phí dao động từ vài nghìn đến hàng chục nghìn euro. Bao gồm phí kiểm tra, chứng nhận, và chi phí tư vấn. Chi phí này phụ thuộc vào quy mô sản xuất, loại sản phẩm, và tổ chức chứng nhận. Vậy nên, lựa chọn tổ chức phù hợp và chuẩn bị hồ sơ kỹ càng sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí khi chứng nhận EU Organic.

1.5. Thời hạn chứng nhận EU Organic

Chứng nhận EU Organic có hiệu lực trong vòng 12 tháng. Doanh nghiệp cần gia hạn định kỳ hàng năm thông qua các cuộc kiểm tra bổ sung. Việc gia hạn chứng nhận EU Organic sẽ mất thêm chi phí. Do đó, để giảm thiểu chi phí khi gia hạn, doanh nghiệp nên duy trì quy trình sản xuất như lúc đạt chứng nhận, chuẩn bị kỹ hồ sơ và cập nhật các thay đổi cần thiết trước khi kiểm tra. Với sự chuẩn bị này, doanh nghiệp có thể chủ động tinh gọn chi phí gia hạn hằng năm.

1.6. Tiềm năng cho các sản phẩm có chứng nhận hữu cơ Châu Âu

Thị trường hữu cơ Châu Âu đang phát triển rất mạnh mẽ. Theo FiBL, năm 2023, doanh thu thị trường hữu cơ Châu Âu đạt hơn 52 tỷ euro, tăng trưởng cao so với các năm trước. Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên các sản phẩm hữu cơ vì giá trị dinh dưỡng và tác động tích cực đến môi trường. Trong tương lai, chắc chắn thị trường hữu cơ tại Châu Âu sẽ còn phát triển hơn nữa. Nếu tiếp cận được thị trường này sớm, doanh nghiệp sẽ có nhiều ưu thế cạnh tranh hơn.

Tại Việt Nam, xu hướng tiêu dùng thông minh hướng đến các sản phẩm chất lượng, tốt cho sức khỏe ngày càng phổ biến. Theo báo cáo của Euromonitor, thị trường thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam đạt giá trị 100 triệu USD vào năm 2023, tăng 20% so với năm 2020. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp hướng tối sản xuất các sản phẩm hữu cơ chất lượng cao an toàn cho người tiêu dùng.

1.7. Một số tổ chức chứng nhận EU Organic uy tín

Các tổ chức uy tín bao gồm:

  • ECOCERT: Có trụ sở tại Pháp, chuyên chứng nhận hữu cơ toàn cầu. Cung cấp chứng nhận hữu cơ EU cho nhiều loại sản phẩm, từ thực phẩm, mỹ phẩm cho đến dược phẩm.
  • Control Union: Đây cũng là một tổ chức chứng nhận nổi tiếng với phạm vi hoạt động rộng rãi, có mặt tại hơn 70 quốc gia.
  • Soil Association: Một trong những tổ chức hàng đầu tại Anh, đặc biệt nổi bật trong lĩnh vực nông sản hữu cơ.

Trong đó, ECOCERT được cho là tổ chức phổ biến nhất và có phạm vi chứng nhận rộng rãi. Vì vậy doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn ECOCERT nếu muốn dễ dàng tiếp cận các thị trường quốc tế.

1.8. Có cần phải có một hệ thống kiểm soát riêng biệt cho sản phẩm EU Organic không?

Hệ thống kiểm soát chất lượng là một yêu cầu rất quan trọng của chứng nhận EU OrganicHệ thống kiểm soát chất lượng là một yêu cầu rất quan trọng của chứng nhận EU Organic

Có, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống kiểm soát riêng biệt. Để đảm bảo sản phẩm hữu cơ không bị ô nhiễm chéo hoặc trộn lẫn với các sản phẩm không hữu cơ trong suốt quá trình sản xuất, vận chuyển và lưu trữ. Điều này cũng giúp quá trình xin cấp chứng nhận hoặc gia hạn tối giản hơn. Tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp trong quá trình chứng nhận hữu cơ Châu Âu.

1.9. Tiêu chuẩn hữu cơ EU có khác gì với tiêu chuẩn hữu cơ ở các quốc gia khác?

Tiêu chuẩn EU Organic đặt trọng tâm vào bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và phúc lợi động vật. Tiêu chuẩn hữu cơ ở một số quốc gia như Mỹ và Nhật Bản có các quy định tương tự. Nhưng khác biệt về giới hạn hóa chất và quy trình xử lý sản phẩm.

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Giải mã tiêu chuẩn hữu cơ USDA- Tại sao nó lại phổ biến?

1.10. Có thể thay đổi quy trình sản xuất sau khi có chứng nhận EU Organic không?

Doanh nghiệp vẫn có thể thay đổi quy trình sản xuất. Nhưng mọi thay đổi phải được báo cáo và kiểm duyệt bởi tổ chức chứng nhận. Để đảm bảo sản phẩm vẫn đáp ứng tiêu chuẩn EU Organic.

2. Kết luận

Chứng nhận EU Organic không chỉ là minh chứng cho chất lượng sản phẩm mà còn mở ra cánh cửa tiếp cận các thị trường quốc tế lớn. Để đạt được chứng nhận này, doanh nghiệp cần hiểu rõ các quy định và chuẩn bị kỹ lưỡng từ quy trình sản xuất đến hệ thống kiểm soát. Hãy tìm đến các tổ chức chứng nhận uy tín và chuyên gia tư vấn để đảm bảo lộ trình đạt chứng nhận diễn ra suôn sẻ.

Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ UCC VIỆT NAM qua:

Hotline 036 7908639 email admin@ucc.com.vn để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất!

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận hữu cơ Châu Âu- Lợi ích và quy trình đăng ký


Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ