Hóa chất tẩy sơn là gì? tác dụng, phân loại và cách sử dụng an toàn

Ngày đăng: 5/23/2025 11:50:43 AM - Hóa chất, khí CN - Đà Nẵng - 6
  • ~/Img/2025/5/hoa-chat-tay-son-la-gi-tac-dung-phan-loai-va-cach-su-dung-an-toan-01.jpg
  • ~/Img/2025/5/hoa-chat-tay-son-la-gi-tac-dung-phan-loai-va-cach-su-dung-an-toan-02.jpg
~/Img/2025/5/hoa-chat-tay-son-la-gi-tac-dung-phan-loai-va-cach-su-dung-an-toan-01.jpg ~/Img/2025/5/hoa-chat-tay-son-la-gi-tac-dung-phan-loai-va-cach-su-dung-an-toan-02.jpg
Chi tiết [Mã tin: 6019514] - Cập nhật: 57 phút trước

Hóa chất tẩy sơn là gì? Đây là hợp chất được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp và dân dụng để loại bỏ lớp sơn cũ trên bề mặt vật liệu như kim loại, gỗ, nhựa, bê tông,... Việc hiểu rõ về loại hóa chất này sẽ giúp bạn lựa chọn đúng sản phẩm, đảm bảo hiệu quả cao mà vẫn an toàn cho sức khỏe và môi trường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm, các loại phổ biến và hướng dẫn sử dụng đúng cách.

Hóa chất tẩy sơn là gì?

Hóa chất tẩy sơn là các hợp chất hóa học có khả năng phá vỡ liên kết của sơn với bề mặt vật liệu, giúp loại bỏ lớp sơn cũ một cách dễ dàng. Chúng hoạt động thông qua cơ chế hòa tan, phá vỡ liên kết polymer hoặc làm mềm lớp sơn để có thể cạo bỏ nhanh chóng.

Đặc điểm nổi bật của hoad chất tẩy sơn:

  • Có tính bay hơi ít
  • Không có hoặc khả năng ăn mòn thấp
  • Không gây biến đổi bề mặt vật liệu.
  • Không chứa các chất độc hại như: Cresol, benzol, phenol hay các chất độc hại khác…
  • Thân thiện với người dùng, an toàn với môi trường. 

>> Xem thêm:


Tác dụng của hóa chất tẩy sơn

  • Loại bỏ lớp sơn cũ hiệu quả và nhanh chóng: Sơn sau khi khô sẽ bám rất chặt lên bề mặt vật liệu. Nếu chỉ dùng phương pháp cơ học như mài, chà nhám hoặc đánh bóng, bạn sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Hóa chất tẩy sơn giúp phá vỡ cấu trúc sơn trong thời gian ngắn giúp bạn dễ dàng bóc lớp sơn ra mà không cần tác động mạnh.
  • Tiết kiệm được công sức và chi phí thi công: Thay vì mất hàng giờ đồng hồ để mài mòn lớp sơn cũ bằng máy hoặc tay, một lớp hóa chất có thể xử lý nhanh chóng và đều khắp bề mặt. Đặc biệt với những bề mặt khó chà nhám như góc cạnh, khe rãnh, đồ vật có chi tiết nhỏ.
  • Làm sạch bề mặt trước khi sơn mới: Một lớp sơn cũ không sạch sẽ gây bong tróc, phồng rộp hoặc làm giảm độ bám của lớp sơn mới. Hóa chất tẩy sơn giúp loại bỏ hoàn toàn sơn cũ, dầu mỡ, bụi bẩn… để đảm bảo bề mặt sạch sẽ, từ đó nâng cao độ bám dính và độ bền của lớp sơn mới.

>> Xem thêm: Dung môi Acetone là gì? Quy trình điều chế và ứng dụng dung môi Acetone


Phân loại hóa chất tẩy sơn

1.Hóa chất tẩy sơn dung môi

  • Hóa chất tẩy sơn bằng dung môi hiệu quả với các loại sơn gốc dầu và gốc nước. Các hóa chất sẽ làm suy yếu liên kết giữa các phân tử sơn và bề mặt vật liệu, giúp loại bỏ hoàn toàn epoxy và polyurethane khỏi bề mặt gỗ, kim loại và bề mặt xây dựng. Nhờ đó mà giúp loại bỏ các lớp sơn hoàn toàn và nhanh chóng.
  • Bên cạnh đó, hóa chất tẩy sơn dung môi chứa các hợp chất dễ bay hơi nên chúng có thể gây hại cho sức khỏe.Vì thế khi sử dụng người dùng cần đeo găng tay, khẩu trang, kính mắt, mặc quần áo bằng vật liệu chống chịu hóa chất. Sau khi bề mặt vật liệu được loại bỏ sơn cần rửa sạch với nước trước khi được sơn lại. 

2.Hóa chất tẩy sơn sinh hóa

  • Hóa chất sinh hóa chứa các thành phần gồm chất hữu cơ N-methyl-2-pyrrolidone (NMP) và dung môi thực vật như terpenes. Ứng dụng hiệu quả khi sử dụng để loại bỏ lớp sơn gốc nước hoặc gốc dầu trên bề mặt vật liệu xây dựng, kim loại và gỗ nhưng không có hiệu quả trong việc loại bỏ lớp phủ polyurethane và epoxy. Ngoài ra, khi dùng với vật liệu gỗ, chúng có thể tước các sợi gỗ trên bề mặt vật liệu. 
  • Hóa chất tẩy sơn sinh hóa nhẹ hơn các hóa chất tẩy sơn khác nhưng chúng vẫn có thể gây kích ứng da và làm tổn thương đế hệ thống hô hấp và sinh sản. Vì thế khi sử dụng hóa chất này cần trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ như khẩu trang, kính, găng tay,..

3.Hóa chất tẩy sơn Caustic Soda

  • Caustic Soda phù hợp để sử dụng tẩy sơn gốc dầu và gốc nước trên về mặt gỗ và kim loại. Tuy nhiên lưu ý không sử dụng trên bề mặt nhôm do có thể ăn mòn nhôm. Đối với gỗ có thể bị đen gỗ, vết đen đó có thể loại bỏ bằng hóa chất tẩy gỗ.
  • Khi sử dụng, phủ một lớp hóa chất tẩy sơn Caustic Soda lên bề mặt vật liệu cần làm sạch và đợi tối thiểu 30 phút và sử dụng dụng cụ cạo sạch lớp sơn bong ra. Sử dụng nuwovs hoặc giấm ăn để trung hòa lại bề mặt vật liệu trước khi sơn lớp sơn mới.

4.Hóa chất tẩy sơn Zero-VOC

  • Là loại hóa chất tẩy sơn an toàn với con người, thân thiện với môi trường. Thành phần của nó là các dung môi tự nhiên như rượu benzyl, không chứa các loại VOC, methylen clorid, dung dịch kiềm, NMP. Các hóa chất Zero-VOC không mùi, ít hiệu quả khi loại bỏ epoxy và polyurethane. 
  • Khi sử dụng cần phủ hóa chất Zero-VOC lên bề mặt cần tẩy từ 3 đến 24h. Sau đó cạo sạch lớp sơn bong ra và rửa sạch lại với nước.

>> Xem thêm:


Các bước sử dụng an toàn hóa chất tẩy sơn

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần tẩy và đồ bảo hộ

Xác định chất liệu và diện tích bề mặt cần loại bỏ sơn. Tùy theo đặc điểm bề mặt và diện tích mà chọn ngâm hoặc quét hóa chất tẩy sơn lên bề mặt. Sau đó đợi trong 1 khoảng thời gian để hóa chất ngấm và giúp loại bỏ lớp sơn.

Bạn cần chuẩn bị găng tay cao su dày, kính bảo hộ để tránh bắn hóa chất vào mắt, khẩu trang lọc hóa chất nhằm tránh hít phải hơi độc, và quần áo dài tay hoặc đồ bảo hộ để che chắn toàn bộ cơ thể.

Bước 2: Thi công hóa chất lên bề mặt cần tẩy

Dùng cọ, chổi hoặc bình xịt chuyên dụng để phủ đều hóa chất lên bề mặt có lớp sơn cũ. Hóa chất sẽ bắt đầu làm mềm hoặc bong tróc lớp sơn trong vòng từ 5 đến 30 phút tùy từng loại. Trong thời gian này, bạn không nên chạm tay trực tiếp vào vùng hóa chất đang phản ứng, cũng không nên để hóa chất tiếp xúc lâu với một điểm duy nhất nếu vật liệu đó dễ bị ăn mòn.

Bước 3: Cạo bỏ sơn và vệ sinh bề mặt

Khi lớp sơn đã bị hóa chất làm bong hoặc mềm ra, hãy dùng dao cạo chuyên dụng hoặc bàn chải kim loại để nhẹ nhàng loại bỏ. Không nên cào quá mạnh để tránh làm xước hoặc tổn thương bề mặt vật liệu. Sau khi sơn đã được gỡ sạch, hãy dùng khăn ẩm lau lại bề mặt, hoặc xịt nước trung hòa nếu dùng dung môi mạnh. Mục đích là loại bỏ hoàn toàn dư lượng hóa chất còn sót lại và làm sạch bề mặt trước bước xử lý tiếp theo.

Bước 4: Xử lý chất thải và làm sạch dụng cụ

Bạn cần gom lớp sơn bong và hóa chất thải đúng cách. Không nên xả trực tiếp xuống cống, đặc biệt nếu đó là dung môi có độc tính hoặc chứa methylene chloride. Hãy cho vào túi nilon dày, buộc kín và gửi đến nơi xử lý chất thải công nghiệp nếu có. Dụng cụ thi công như bàn chải, dao cạo, chổi sơn cũng nên được làm sạch kỹ bằng dung môi trung hòa hoặc xà phòng trước khi cất giữ hoặc tái sử dụng.

Kết luận

Hóa chất tẩy sơn là công cụ đắc lực giúp loại bỏ lớp sơn cũ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Việc lựa chọn đúng loại dung dịch phù hợp với vật liệu và sử dụng đúng cách sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đừng quên trang bị đầy đủ bảo hộ và tham khảo kỹ hướng dẫn từ nhà sản xuất trước khi sử dụng.

>> Tham khảo thêm:


Tags: kchem, hoachatcongnghiep, dungmoi, hoachattayrua, dungmoiphasan











Thông tin liên hệ
Tin liên quan cùng chuyên mục Hóa chất, khí CN