Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ nhỏ bị hen suyễn

Ngày đăng: 7/25/2021 12:00:48 AM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 218
Chi tiết [Mã tin: 3362878] - Cập nhật: 23 phút trước

Hen suyễn là tình trạng bị viêm phế quãn mãn tính khó hồi phục. Và nó không thể điều trị dứt điểm. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả thể chất và tinh thần của người bệnh. Đối với những trẻ bị hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn. Thì khi tới trường hay ở bất cứ nơi đâu, bố mẹ các em cần phải lưu ý hết sức tới tình trạng sức khỏe của bé. Cũng như việc dùng thuốc của con để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra nhé. Vì vậy, cha mẹ và người thân cần biết chăm sóc trẻ bị hen suyễn đúng cách.

Tình trạng gia tăng hen phế quản ở trẻ em

Hen phế quản ảnh hưởng đến khoảng 300 triệu người trên thế giới trong đó tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản ở trẻ em ngày càng gia tăng. Theo tổ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 250.000 ca tử vong do hen trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó có đến 500.000 ca nhập viện hằng năm có nguyên nhân do hen phế quản trong đó có tới 34,6% ở những người có độ tuổi dưới tuổi.

Hen phế quản là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh mạn tính ở trẻ em, tại Hoa Kỳ có đến 7 triệu trẻ em có bệnh lý liên quan đến hen phế quản và có xu hướng gia tăng.

Theo PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TP HCM:

 “Ở nước ta, theo ước tính của Bộ Y tế, có khoảng 10% trẻ em bị hen do thời tiết nóng, ẩm. Đặc biệt, nhu cầu xây dựng nhiều nên ô nhiễm không khí cũng khiến nhiều người bị hen.

Nếu trẻ bị chẩn đoán là viêm hô hấp, ho tái đi tái lại, ho khò khè mỗi lần vận động thì khả năng bị hen rất cao. Nếu trị hen đơn thuần, không bị bội nhiễm (không sốt, không đàm xanh, không đàm vàng) thì không cần kháng sinh. Việc chẩn đoán hen ở trẻ hiện nay, ngoài phương pháp hô hấp ký, còn có phương pháp dao động xung ký có thể thực hiện ở trẻ từ 2 tuổi trở lên, giúp các bác sĩ có những bằng chứng khách quan để chẩn đoán hen chắc chắn hơn.”

link

Tình trạng hen phế quản trẻ em ở nước ta ngày càng tăng cao (ảnh minh họa)

Một số thống kế cụ thể cho thấy tỷ lệ hen phế quản tại nước ta thấp hơn so với các quốc gia khác tuy nhiên với nhóm trẻ 12-13 tuổi thì lại cao nhất châu Á với con số lên đến 29,1% và có xu hướng gia tăng. Đây là một sự cảnh báo nguy hiểm cho việc phòng ngừa cũng như điều trị thiếu triệt để hen phế quản đặc biệt là ở

Những lưu ý trong quá trình theo dõi và điều trị hen phế quản ở trẻ

Đầu tiên bố mẹ cần nắm được các dấu hiệu gợi ý hen ở trẻ em. Do những dấu hiệu của hen có thể giống với các bệnh hô hấp thông thường khiến các bậc phụ huynh chủ quan, bởi vậy bố mẹ cần nắm được những dấu hiệu gợi ý hen ở trẻ em dưới 5 tuổi sau đây:

●      Ho: tình trạng ho khan kéo dài, có thể tăng vào đêm, kèm theo khò khè và khó thở. Tình trạng ho này có thể tăng khi trẻ chơi, cười, khóc hoặc khi hít phải khói bụi, khói thuốc lá…

-  Khò khè: có thể xảy ra vào lúc ngủ, tình trạng có thể khởi phát từ các hoạt động vui chơi, cười, khóc của trẻ hoặc khi hít phải khói bụi, khói thuốc lá…

-  Khó thở, hụt hơi

-  Giảm hoạt động thể lực do không thể chạy nhảy, chơi đùa, cười lớn như trẻ khác, bé chóng mệt muốn được bế

-  Có tiền sử gia đình có mắc hen phế quản hoặc bị các bệnh dị ứng khác như chàm, viêm mũi dị ứng

Trẻ sẽ có nguy cơ hen phế quản cao (sau 2-3 tuổi) khi có từ 4 đợt khò khè trong năm, bên cạnh đó có 1 trong các tiêu chí sau: bố mẹ bị hen phế quản, mắc viêm da dị ứng, mẫn cảm với dị nguyên hít hoặc 2 trong số các tiêu chí: mẫn cảm với thức ăn, khò khè không do nhiễm trùng, tăng BCAT ngoại biên.

Đối với trẻ trên 5 tuổi các dấu hiệu nhận biết bao gồm tình trạng khò khè, hụt hơi, tức ngực và ho, triệu chứng nặng lên về đêm hoặc khi thức giấc, được khởi phát bởi các hoạt động thể lực, khi cười to, khi tiếp xúc dị nguyên, không khí lạnh.

thêm: https://amthucvietnam365.vn/huong-dan-cach-cham-soc-tre-nho-bi-hen-suyen.html

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé