In lụa là gì? kỹ thuật in vải phổ biến

Ngày đăng: 5/6/2024 5:12:27 PM - Dịch vụ - Toàn Quốc - 12
Chi tiết [Mã tin: 5293168] - Cập nhật: 57 phút trước

In lụa là gì? Nguyên lý, ưu nhược điểm, quy trình in như thế nào? Ứng dụng của in lụa vào đời sống được áp dụng như thế nào? Lưu ý khi áp dụng kỹ thuật in lụa. Mời bạn cùng Phan Trần tìm hiểu thông tin ngay trong bài viết dưới đây.

In lụa là gì?

In lụa là kỹ thuật in sử dụng khuôn in làm bằng kim loại hoặc làm bằng gỗ, dùng định vị vật liệu in rồi dùng thanh gạt tán đều mực in lên bề mặt sản phẩm thông qua lưới in.

Đây là một trong những chất liệu in được sử dụng nhiều như in quần áo. .. Với sự cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường thì khuôn in dần được thay thế bởi các vật liệu nhân tạo như vải lanh, vải cotton hoặc lụa nên được gọi là in lưới.

>>> In vải canvas ở đâu? vừa an toàn vừa chất lượng

Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in lụa

Nguyên lý hoạt động của in lụa khá đơn giản.

– Mực in lụa được đổ vào lòng khuôn in. Sau đó dùng lưỡi dao cao su gạt mực, dưới áp lực của lưỡi dao gạt làm mực một phần qua lưới in bám lên vật liệu cần in đã chuẩn bị trước tạo thành chữ hoặc hình ảnh.

– Một phần lưới in trước khi in được bịt kín bằng các hóa chất chuyên dụng tạo hình in.

Ngày nay, công nghệ in lụa thường được ứng dụng nhiều. Tuy nhiên, in lụa phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tay nghề cao của các kỹ thuật viên, vì vậy quý khách hãy cộng tác trực tiếp với đơn vị uy tín hàng đầu trong ngành in lụa nhé!

>>> In chuyển nhiệt lên vải nào tốt nhất? Cách lựa chọn loại vải phù hợp

in vải lụa là gì

Ưu và nhược điểm của in lụa

  • Ưu và nhược điểm trong kỹ thuật in lụaƯu điểmNhược điểmMàu sắc đa dạng, có thể chọn lựa theo mong muốn và không giới hạn số lượng màu
  • Kinh phí cho phương pháp in lụa thấp
  • Không cần đầu tư quá nhiều máy móc tân tiến, hiện đại
  • Dễ dàng thực hiện in ấn hình ảnh, nội dung lên bề mặt nhiều vật liệu in với các chất liệu phong phú
  • Các thành phẩm không bị lem màu, đều màu, sắc nét, sinh động, chất lượng tốt và giá trị thẩm mỹ cao
  • Tốn thời gian in ấn vì mỗi khuôn in chỉ sử dụng được 1 gam màu sắc
  • In với số lượng ít và nhiều gam màu sắc sẽ tốn nhiều chi phí
  • Mực in lụa không đạt chuẩn sẽ làm hình in bị đứt gãy sau khi thành phẩm hoặc trong quá trình thực hiện in
  • Phương pháp khó in được các hình biến sắc, hầu như chỉ in lụa màu đơn sắc
  • Kỹ thuật in lụa mất nhiều công sức và thời gian, không lấy được liền. Do đó, chỉ phù hợp với các đơn hàng có số lượng ít
  • Mực in bám chắc, khi bị nhòe, lem màu sẽ khó giặt tẩy sạch

Phân loại kỹ thuật in lụa thông dụng

Như thế in lụa là gì? hiện nay, công nghệ in lụa được phân loại rất nhiều dạng khác nhau như:

Dựa vào phương pháp khuôn in:

  • Phương pháp khuôn in lụa tự động: Là sử dụng hoàn toàn bằng máy móc in hiện đại. Tất cả quá trình từ khâu căn chỉnh, gạt mực, sấy khô đều do máy hoàn thành 100%.
  • Phương pháp khuôn in lụa bán tự động: Một phần ít công việc thao tác bằng máy móc tân tiến, còn lại vẫn chủ yếu các kỹ thuật thực hiện theo cách thủ công. Phương pháp này còn được gọi là in lụa cơ khí hóa một vài thao tác.
  • Phương pháp khuôn in lụa thủ công: Các thao tác thực hiện 100% thủ công, từ khâu lên khuôn tới gạt mực, sấy khô hoàn thiện. Phương pháp phù hợp với đơn hàng số lượng ít, đơn hàng nhỏ lẻ.

Dựa vào hình dạng của khuôn in

  • Khuôn in lụa dạng lưới tròn: Thường áp dụng in ấn lên các vật liệu in có đường cong như gốm sứ, cốc, chén thủy tinh…
  • Khuôn in lụa dạng lưới phẳng có cấu tạo dạng tấm. Sử dụng phổ biến in ấn thông tin, nội dung, hình ảnh lên các vật liệu cần in như cao su, giấy, vải…

 Dựa vào cách in

  • In lụa phá gắn: Dùng cho các sản phẩm có sẵn màu nèn, nhằm đảm bảo màu sắc cũng như hình ảnh được in lên không bị nhòe, lem và rõ ràng.
  • In lụa trực tiếp: Chủ yếu dùng cho các vậy liệu cần in màu vàng hoặc màu trắng.
  • In lụa dự phòng: Các sản phẩm không sử dụng được các in lụa phá gắn sẽ áp dụng in lụa dự phòng này.

Quy trình trong kỹ thuật in lụa:

Công nghệ in lụa là gì? luôn trải qua những quy trình khắt khe và được giám sát cụ thể từng công đoạn nhằm đảm bảo chất lượng bao bì được chất lượng, sắc nét, hoàn hảo. Theo đó, công đoạn quy trình in lụa trải qua 6 bước như sau:

  • Bước 1: Pha keo và chuẩn bị khuôn in bằng hợp kim nhôm hoặc khuôn in bằng gỗ. Lựa chọn loại khung hình thích hợp với vật liệu in của khách hàng nhất.
  • Bước 2: Chụp bản
  • Bước 3: Pha mực in theo tỷ lệ, đạt chuẩn và phù hợp với từng loại chất liệu cần được in ấn.
  • Bước 4: Canh tay kê và in thử sản phẩm mẫu. Ở bước này, các thợ in cho mực lên máng quét đều 2 mặt lưới in sau đó đưa đi sấy khô, dán phim lên bề mặt ngoài của lưới in.
  • Bước 5: Sử dụng băng dính cố định 4 góc lại, dùng tấm kính ép phim chặt vào lưới, cuối cùng dùng máy phơi hoặc đưa đi phơi dưới ánh nắng mặt trời 3 phút.
  • Bước 6: Tiến hành in hàng loạt với số lượng lớn khi đã đánh giá chất lượng bản in thử đủ điều kiện, đạt các tiêu chí của đơn hàng.
  • Bước 7: Sau khi hoàn thành, phơi xong thì gỡ phim ra đưa khung in đi vệ sinh sạch để chuẩn bị cho các lần in lụa tiếp theo.

Những dụng cụ cần có khi tiến hành in lụa:

Chất liệu cần in

Chất liệu cần in phải in ấn được các hình ảnh, thông tin lên bề mặt một cách dễ dàng, tạo ấn phẩm đẹp, chất lượng. Thường sử dụng các chất liệu in như kim loại, giấy, thủy tinh, vải, chất liệu da, cao su…

Khuôn in lụa

Khuôn in của phương pháp in lụa là một khung gỗ hoặc hợp kim nhôm, có hình chữ nhật hoặc hình vuông nhằm giữ chặt lưới in. Khuôn in lụa là nơi chứa mực in, giúp mực in thẩm thấu qua vật liệu in, bám chắc tạo ấn phẩm.

Lưới in lụa

Lưới in lụa chia làm 2 phần là phần tử không in ấn được và phần tử in. Có thể là vải cotton, lưới kim loại hoặc vải lụa.

Mực in lụa

Kỹ thuật in lụa có loại mực in chuyên biệt. Khi sử dụng pha màu, các thợ in sẽ tự pha theo tỷ lệ. Một số loại mực in lụa thông dụng hiện nay gồm mực in lụa nổi, mực uv in lụa, mực in lụa trên kim loại…

Thanh gạt

Thanh gạt được làm từ chất liệu gỗ, có kích thước phụ thuộc vào kích thước vật liệu mẫu in. Thiết kế mặt dưới của đòn bẩy phẳng, tạo áp lực đều lên bề mặt vật liệu cần in khi kéo từ bề mặt lưới.

Bàn in lụa

Là công cụ để cố định và đặt vật liệu in ấn, kết hợp một lớp keo đặc biệt giúp ngăn chặn sự di chuyển của vật liệu in.

Ứng dụng của in lụa trong cuộc sống:

Hiện nay, in lụa được ứng dụng cực kỳ ưa chuộng với quy mô rộng, dễ bặt gặp ở bất kỳ đâu. Cụ thể:

  • Ứng dụng làm phương pháp bổ sung sau khi làm thẻ cao, in phủ uv cục bộ…
  • In trên áo thu đá banh, áo thun, đồng phục hoặc các đồ dụng vật dụng như vỏ thùng sơn, ly, chén, chai, gạch, đá…
  • Bên cạnh đó, ứng dụng in lụa trong in thiệp cưới, in các loại thiệp, in lên sản phẩm da thời trang

Như vậy qua bài viết trên của PHAN TRẦN các bạn đã nắm được định nghĩa, ưu nhược điểm, cách thức và nguyên lý hoạt động của in lụa rồi nhé.


Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ