Khám phá ngay đơn vị chuyên cung cấp vải địa kỹ thuật apt

Ngày đăng: 3/24/2022 4:38:59 PM - Quảng Bá, Quảng Cáo - Toàn Quốc - 86
Chi tiết [Mã tin: 3730876] - Cập nhật: 33 phút trước

Vải địa kỹ thuật APT là loại vải đặc biệt thường được dùng trong thi công đường bộ. Đây là loại vải có tác dụng rất lớn trong việc củng cố và hỗ trợ của công trình xây dựng, chủ yếu tạo độ bền và tăng khả năng thoát nước của đất. Hiện nay có 3 loại vải địa kỹ thuật được sử dụng phổ biến: dệt, không dệt và phức hợp. 

Vải địa kỹ thuật là gì?

Vải địa kỹ thuật tiếng Anh là Geotextile fabric. Đây là một loại vải đặc biệt được dùng trong thi công nền móng, đường xá, đê điều. Loại vải này là công cụ hỗ trợ đắc lực trong thi công đường xá, đắp đê mà không mất quá nhiều công sức và chi phí. Có thể nói loại vải này như một bước gia cố chắc chắn cho nền móng xây dựng.

Trong thực tế, mỗi đoạn đường được thi công đều phải tính toán kỹ lưỡng về chất lượng đất, dòng chảy của nước,… để không làm ảnh hưởng đến độ bền và chất lượng của công trình. Nếu bạn xây nhà trên nền đất yếu thì sẽ có khả năng bị sụt lở rất cao do phần móng không thể chịu nổi trọng tải của cả một ngôi nhà. Làm đường, đê cũng vậy, hàng ngày những phương tiện giao thông đều tác động các lực khác nhau lên mặt đường, vì vậy cần có sự củng cố vững chắc để không xảy ra những điều đáng tiếc.

Bởi vậy, người ta đề ra tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật chung để những công trình thi công có thể gắn vào đó để thẩm định chất lượng, đó là tiêu chuẩn TCVN 9844:2013. Tiêu chuẩn này quy định những thông số, cấu tạo, biện pháp thi công vải địa kỹ thuật phải đạt chuẩn để đảm bảo công trình có thể bền vững hơn, chắc chắn hơn.

Ngoài ra, tiêu chuẩn thi công nghiệm thu vải địa kỹ thuật của mỗi công trình đều phải đủ hai điều: bảo quản vải và công tác trải vải. Vải phải được bảo quản nơi khô ráo, tránh ấm mốc và các tác nhân hóa học, bức xạ. Khi thi công trải vải phải làm tuần tự theo 3 bước: phát quang cây cối, đất đá; trải vải và cuối cùng là lấp đất, sỏi lên trên cùng. Từ những bước cơ bản mà mỗi công trình sẽ có những công đoạn nhỏ khác nhau.

Phân loại vải địa kỹ thuật

    Vải địa kỹ thuật không dệt (non wowen geotextile): được dệt từ những sợi ngắn hoặc dài liên tục không theo một hướng nhất định nào. Các sợi liên kết với nhau bằng phương pháp hóa (chất dính), hoặc nhiệt (gia nhiệt), hoặc cơ (xuyên kim)

Vải địa kỹ thuật dệt (wowen geotextile) hay còn được gọi là vải gia cường (geotextile reinfocemt): được sản xuất theo phương pháp dệt, các sợi vải được sắp xếp theo 2 phương vuông góc với nhau.

Vải địa kỹ thuật phức hợp (composite geotextile): là loại vải kết hợp giữa loại vải không dệt và các sợi polyester cường độ cao, được may thành những bó sợi chịu lực lên tren nền vải không dệt để tạo ra 1 sản phẩm có đủ chức năng của vải dệt và không dệt.

Các chức năng chính của vải địa kỹ thuật

Chức năng phân cách:

   Để đảm bảo lớp đất đắp trên nền đất yếu bão hòa là tăng thêm chiều dày bù vào lượng đất bị mất đi do lún trong quá trình thi công. Mức tổn thất có thể là >100% với nền CBR <0.5. Sử dụng vải đặt giữa nền đất yếu và nền đường ngăn cản sự trộn lẫn của 2 loại đất. Nó giúp ngăn ngừa tổn thất đất đắp và tiết kiệm chi phí xây dựng. Ngoài ra, vải còn ngăn chặn không cho đất yếu thâm nhập vào cốt liệu nền đường. Nhằm bảo toàn các tính chất cơ lý của vật liệu đắp. Do đó nền có thể hấp thụ và chịu đựng hữu hiệu toàn bộ trọng tải của xe.

Chức năng bảo vệ và chống xói mòn:

   Ngoài độ bền cơ học như lực kéo, sức kháng thủng CBR cao… Vải địa kỹ thuật có tính bền với môi trường (chịu nước mặn). Cùng với khả năng tiêu thoát nước nhanh nên vải địa kỹ thuật còn được kết hợp với các loại vật liệu khác. Điển hình như thảm đá, rọ đá, đá hộc, bê tông … để tạo lớp đệm chống xói mòn cho đê, đập, trụ cầu, bờ biển …

Chức năng lọc và tiêu thoát nước:

   Đối với nền đất yếu có độ ẩm tự nhiên và độ nhạy cảm cao, chức năng thoát nước và gia cường độ kháng cắt làm tăng cường khả năng ổn định của công trình theo thời gian. Vải địa kỹ thuật không dệt, xuyên kim có chiều dày và khả năng thấm nước cao tiêu thoát tốt cho cả phương đứng và phương ngang làm tiêu tán nhanh áp lực nước lỗ rỗng thặng dư trong quá trình thi công và sau khi xây dựng dẫn đến sứ kháng cắt của nền đất yếu sẽ được gia tăng.

Tin liên quan cùng chuyên mục Quảng Bá, Quảng Cáo