Khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn iso 14001

Ngày đăng: 11/28/2024 10:42:06 AM - Khác - Bến Tre - 7
  • ~/Img/2024/11/khia-canh-moi-truong-trong-tieu-chuan-iso-14001-01.png
  • ~/Img/2024/11/khia-canh-moi-truong-trong-tieu-chuan-iso-14001-02.png
~/Img/2024/11/khia-canh-moi-truong-trong-tieu-chuan-iso-14001-01.png ~/Img/2024/11/khia-canh-moi-truong-trong-tieu-chuan-iso-14001-02.png
Chi tiết [Mã tin: 5704200] - Cập nhật: 52 phút trước

Việc xác định các khía cạnh môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong quá trình hoạch định tiêu chuẩn này. Đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp áp dụng hiệu quả ISO 14001 và đạt chứng nhận phù hợp. Quản lý tốt các khía cạnh môi trường giúp doanh nghiệp tuân thủ yêu cầu, phát triển bền vững và nâng cao uy tín. Vậy khía cạnh môi trường có ý nghĩa gì và lợi ích của chúng đối với doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng ICERT GLOBAL tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!


Khía cạnh môi trường là gì?

Khía cạnh môi trường (Environmental aspects) là các hoạt động, dịch vụ, sản phẩm hoặc bất cứ phần nào của doanh nghiệp tác động đến môi trường. Doanh nghiệp cần xem xét việc sử dụng nguồn lực và tác động môi trường từ lượng chất thải bị vứt bỏ. Đặc biệt là phải xem xét từng quy trình của doanh nghiệp và xác định những tác động môi trường sẽ có.

Thông thường có 6 loại khía cạnh khác nhau như:

  •  Khí thải trong không khí 
  •  Ô nhiễm đất
  •  Ô nhiễm nước thải
  •  Ô nhiễm sử dụng vật liệu, tài nguyên thiên nhiên
  •  Quản lý chất thải rắn
  •  Chất thải nguy hại.


Khía cạnh môi trường trong ISO 14001

SO 14001 yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng cách tiếp cận có hệ thống để xác định các khía cạnh môi trường cùng với tác động của nó. Hoạt động này được thực hiện bằng các văn bản, cụ thể: 

  • Xác định các khía cạnh môi trường ISO 14001 của sản phẩm, dịch vụ hay hoạt động của mình. Phải tính đến các hoạt động hiện tại và kế hoạch, bao gồm cả khía cạnh nó có thể kiểm soát và ảnh hưởng.
  •  Xác định các tác động môi trường của từng khía cạnh
  •  Đánh giá ý nghĩa của các khía cạnh và những tác động này.

Bên cạnh đó, các tổ chức, doanh nghiệp cũng cần phải xem xét đến các khía cạnh sau:

  • Khía cạnh được quản lý trực tiếp kiểm soát
  •  Khía cạnh gián tiếp và không nằm trong tầm kiểm soát
  •  Khía cạnh có thể bị ảnh hưởng nếu không kiểm soát được
  •  Khía cạnh quá khứ - hiện tại - tương lai
  •  Khía cạnh thực tế và tiềm năng
  •  Mối liên hệ giữa các khía cạnh và các yêu cầu pháp lý...


Vì sao cần xác định khía cạnh môi trường?

Việc xác định giúp cung cấp dữ liệu cần thiết giám sát trong hệ thống quản lý môi trường (EMS). Quá trình này giúp tổ chức xác định giải pháp hiệu quả để cải thiện tác động môi trường từ kinh doanh.

Sau khi đã xác định, tổ chức cần xem xét khả năng kiểm soát và ảnh hưởng của mình đối với các khía cạnh này. Đây là bước quan trọng để đảm bảo rằng các tác động môi trường được quản lý hiệu quả.

Quá trình xác định, cập nhật và kiểm soát các khía cạnh môi trường cần được thực hiện định kỳ. Thường là 6 tháng hoặc hàng năm. Điều này giúp phát hiện và xử lý kịp thời tác động tiêu cực khi có thay đổi trong hoạt động kinh doanh. Nếu không quản lý chặt chẽ, thay đổi có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thống quản lý môi trường (EMS). Do đó có thể giảm uy tín doanh nghiệp và ảnh hưởng đến chứng nhận ISO 14001.


Các bước xác định và đánh giá diễn ra như thế nào?

Các bước xác định và đánh giá

Xác định và đánh giá khía cạnh môi trường trong doanh nghiệp đòi hỏi một quy trình cụ thể và có kế hoạch. Dưới đây là các bước chính mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

Bước 1: Xác định các khía cạnh môi trường quan trọng

Đầu tiên, xác định những khía cạnh môi trường quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của bạn. Điều này có thể bao gồm các yếu tố như tiêu thụ năng lượng, sử dụng tài nguyên, quản lý chất thải, tác động đến sinh thái địa phương, và các hoạt động tạo ra khí thải và ô nhiễm.

Bước 2: Thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu về tiêu thụ năng lượng, chất thải và mức độ sử dụng tài nguyên. Và các yếu tố khác liên quan đến môi trường. Cần tạo hệ thống giám sát và ghi nhận liên tục để có dữ liệu đáng tin cậy.

Bước 3: Đánh giá tác động môi trường

Đánh giá cách mà hoạt động kinh doanh của bạn ảnh hưởng đến môi trường. Điều này bao gồm việc xác định các tác động tiềm ẩn của doanh nghiệp đối với không gian, nguồn nước, không khí, đất và sinh thái. Đánh giá cả tác động ngắn hạn và tác động dài hạn.

Bước 4: Xác định các mục tiêu và chỉ số môi trường

Dựa trên đánh giá, xác định các mục tiêu cụ thể về bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp cần đạt được. Điều này bao gồm giảm khí thải, tối ưu tài nguyên, quản lý chất thải và các mục tiêu khác. 

Bước 5. Phân tích và lập kế hoạch

Phân tích dữ liệu và thông tin thu thập được để đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu và đối mặt thách thức. Dựa trên kết quả phân tích, lập kế hoạch thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm kiểm soát các khía cạnh môi trường.

Bước 6: Thực hiện biện pháp và giám sát

Thực hiện các biện pháp đã lập kế hoạch và giám sát quá trình triển khai. Đảm bảo rằng các biện pháp đang có tác động đúng như dự kiến và tiến hành điều chỉnh nếu cần.

Bước 7: Báo cáo kết quả

Tạo báo cáo và tiến trình đạt được mục tiêu. Báo cáo này chia sẻ với cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng để thể hiện cam kết bảo vệ môi trường.

Bước 8: Liên tục cải tiến

Liên tục theo dõi, đánh giá và cải tiến quá trình xác định và đánh giá. Điều này giúp doanh nghiệp thích nghi với bối cảnh hiện tại và dần cải thiện hiệu suất môi trường theo thời gian.


Thông tin liên hệ

CÔNG TY CP TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ICERT GLOBAL

Hà Nội: Số 7 ngách 21 ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội

Đà Nẵng: 47 Trần Đình Tri, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: Tầng 4, 232/1/33 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0988 296 170

Email: sales@icert.vn

Tin liên quan cùng chuyên mục Khác