Không chu cấp thì có được quyền thăm con sau ly hôn hay là không?
Ngày đăng: 3/14/2023 4:29:28 PM - Dịch vụ - TP HCM - 46Chi tiết [Mã tin: 4503978] - Cập nhật: 14 phút trước
Ly hôn là việc kết thúc mối quan hệ gia đình. Vậy sau khi ly hôn con cái khi ở với ba hoặc mẹ. Người còn lại có phải chu cấp cho con không, có được quyền thăm nom con hay không. Trường hợp không chu cấp thì có được quyền thăm non con không. Sau đây, Tia Sáng sẽ chia sẻ những quy định về chu cấp và thăm non con qua bài viết dưới đây:
1. Quy định của pháp luật về việc chu cấp cho con sau khi ly hôn:
Chu cấp hay còn gọi là cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn được coi là một trong các nghĩa vụ của cha hoặc mẹ đối với con cái của mình.
Theo căn cứ tại Khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về cấp dưỡng như sau:
“Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.”
Ly hôn là việc cha mẹ chấm dứt quan hệ vợ chồng với nhau về phương diện pháp lý nhưng quan hệ cha mẹ con với nhau vẫn tồn tại. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Căn cứ tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, sau khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn:
Một vấn đề rất trăn trở là mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn sẽ là bao nhiêu, căn cứ vào đâu để đưa ra mức cấp dưỡng đó?
Căn cứ tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về mức cấp dưỡng như sau:
“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Như vậy, theo căn cứ trên hiện nay chưa có một văn bản chính thức nào quy định rõ mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn là bao nhiêu mà trước hết ưu tiên sự thỏa thuận của các bên, tức là người phải cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn sẽ thỏa thuận trực tiếp với người trực tiếp nuôi con.
Và căn cứ để xác định mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn sẽ dựa trên các yếu tố, ví dụ cụ thể như mức thu nhập hàng tháng của người cấp dưỡng, môi trường sống xung quanh của người con (mức sống ở nông thôn sẽ khác với mức sống ở thành phố lớn), việc học hành của con… Nếu không thỏa thuận được mức cấp dưỡng thì Tòa án sẽ giải quyết dựa vào những căn cứ trên.
Phương thức cấp dưỡng như thế nào?
Theo Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thì việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Không chu cấp có được quyền thăm con sau khi ly hôn không?
Tia Sáng đã nhận được rất nhiều câu hỏi về vấn đề không chu cấp có được quyền thăm non con không? Căn cứ theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn quy định rằng:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Theo quy định trên của luật, quyền thăm nom con và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con hàng tháng là hai quyền và nghĩa vụ riêng biệt, không có liên quan đến nhau. Do vậy, khi người có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con sau ly hôn mà không thực hiện thì quyền thăm nom con vẫn được đảm bảo, tức là vẫn được thăm nom, gặp gỡ con bình thường.
Pháp luật cũng quy định rõ việc thăm nom là quyền và sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Và quyền thăm nom chỉ bị hạn chế khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền là Tòa án đưa ra, cụ thể Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.”
3. Làm thế nào để yêu cầu người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải cấp dưỡng cho con?
Ai có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng?
Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, bao gồm:
– Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
+ Người thân thích
+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình
+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em
+ Hội liên hiệp phụ nữ
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Như vậy, nếu cha hoặc mẹ sau khi ly hôn có nghĩa vụ phải chu cấp cho con mà không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đó thì người trực tiếp nuôi con hoặc những người / tổ chức có quyền như trên sẽ làm đơn yêu cầu gửi lên Tòa án nhân dân nơi đã ra quyết định, bản án ly hôn trước đây giải quyết ly hôn để buộc đối phương phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình.
Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cho con sau khi ly hôn bị xử lý thế nào?
Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ tại điểm b Khoản 1 Điều 57 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng như sau:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
… b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, với hành vi trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn sẽ bị xử phạt từ 5 triệu – 10 triệu đồng. Bên cạnh đó, sẽ phải buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng nếu vi phạm.
Thứ hai, bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Hành vi trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ các dấu hiệu tội phạm được quy định tại Điều 6 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
“Điều 6. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
4. Cha bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong trường hợp không cấp dưỡng đủ cho con không?
Theo Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau:
"1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này."
Theo đó, quyền của cha đối với con chưa thành niên bị hạn chế trong trường hợp:
- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
- Phá tán tài sản của con;
- Có lối sống đồi trụy;
- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
5. Việc ngăn cản cha thăm nuôi con vì không cấp dưỡng đủ cho con có thể bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
"Điều 56. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau."
Theo đó, hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn cũng bị xử phạt theo quy định tại Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP dưới đây:
"Điều 57. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này."
6. Không trực tiếp nuôi con thì cha, mẹ phải cấp dưỡng đến khi con bao nhiêu tuổi ?
Thứ nhất, việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.
Điều 1 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng, cụ thể như sau:
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
- Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
- Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
- Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
- Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
- Trường hợp khác theo quy định của luật.
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con được chấm dứt trong nhiều trường hợp. Nếu con bạn không được nhận làm con nuôi thì thời điểm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng là khi con bạn đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình (người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên theo khỏan 1 Điều 20 Bộ luật dân sự 2015). Trường hợp con bạn đã đủ tuồi nhưng không có khả năng lao động hoặc có tài sản tự nuôi mình thì bạn vẫn có nghĩa vụ tiếp tục cấp dưỡng cho con đến khi có lý do chấm dứt cấp dưỡng chiếu theo quy định tại Điều Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Thứ hai, về việc tạm ngừng cấp dưỡng cho con.
Điều 117 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về phương thức cấp dưỡng, cụ thể:
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Nếu trong quá trình cấp dưỡng cho con mà bạn có khó khăn về kinh tế không còn khả năng để thực hiện nghĩa vụ này thì có thể thỏa thuận với người trực tiếp nuôi bé về việc tạm ngừng cấp dưỡng cho con, nếu không thỏa thuận thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo Bộ luật dân sự 2015.
7. Yêu cầu cấp dưỡng nuôi con như thế nào ?
Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
"Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó."
Tòa án sẽ dựa trên căn cứ sau để xác định mức cấp dưỡng cụ thể của người cha phải cấp dưỡng cho con:
- Căn cứ vào thu nhập của cha đứa bé
- Khả năng thực tế của cha đứa bé
- Nhu cầu thiết yếu của con.
8. Hạn chế quyền thăm nuôi con khi nào?
Sau khi ly hôn, việc nuôi dưỡng và cấp dưỡng cho con được quy định cụ thể như sau:
– Vợ, chồng thỏa thuận người trực tiếp nuôi con; quyền, nghĩa vụ của mỗi bên với con sau khi ly hôn.
– Không thỏa thuận được, Tòa án giao con cho một bên căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
– Con từ đủ 07 tuổi trở lên, Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con.
– Con dưới 36 tháng giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác.
Như vậy, khi cha mẹ ly hôn, Tòa án sẽ tôn trọng và công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về việc nuôi dưỡng con sau khi ly hôn. Nếu không thỏa thuận được, Tòa án sẽ căn cứ vào quyền và lợi ích tốt nhất của con để quyết định người được trực tiếp nuôi con.
Điều 82, Điều 83 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ như sau:
– Người được giao trực tiếp nuôi con: Tạo điều kiện tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; tạo điều kiện và không được cản trở người kia thăm non, chăm sóc… con.
– Người không trực tiếp nuôi con: Có nghĩa vụ cấp dưỡng, được thăm con mà không ai được cản trở.
Tuy nhiên, khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng nêu rõ:
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Có 02 trường hợp người không trực tiếp nuôi con bị hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn:
– Lạm dụng việc thăm con để cản trở việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người còn lại.
– Lạm dụng việc thăm con để gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người còn lại.
Trong hai trường hợp này, người được giao nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người còn lại.
Nếu người không trực tiếp nuôi con có hành vi cản trở, gây ảnh hưởng xấu đến con sau khi ly hôn thông qua việc thăm con thì để hạn chế quyền thăm con đúng luật, người được giao nuôi con phải gửi yêu cầu đến Tòa án có thẩm quyền để hạn chế quyền thăm con của người này.
Trên đây là những thông tin về các quy định cấp dưỡng quyền thăm nom con. Vậy Quý khách hàng còn có thểm các câu hỏi khác xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
9. Thông tin liên hệ
Công ty Luật TNHH MTV TIA SÁNG
Địa chỉ: Phòng 2.3, tầng 2 tòa nhà Indochina. Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q.1, TP. HCM
Phone: 0989.072.079 | 0906.219.287
Email: tiasanglaw@gmail.com
Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ
- 3
Bán gấp đất thổ cư 9.4x24m, hxt gần mặt tiền thạnh xuân,
Cập nhật: vài giây trước - 2
Bán nhà gần kha vạn cân trường thọ thủ đức 26m2 shr chỉ nhỉnh 2 tỷ rẻ quá rẻ
Cập nhật: vài giây trước - 2
Bán nhà gần tô ngọc va6h,tam phú, thủ đức 60m2, hẻm xe tải chỉ 3.xx tỷ giá siêu rẻ
Cập nhật: vài giây trước - 5
Bán gấp nhà 2 tầng 110m2, hxh 8m tô ngọc vân thạnh xuân
Cập nhật: vài giây trước - 2
Căn góc mặt tiền 3 tầng mới xây, kinh doanh cực vip ngay tt quận 8, giáp quận 1
Cập nhật: vài giây trước - 2
Bán đất tặng nhà 158m2 mặt tiền hiệp thành, quận 12, giá
Cập nhật: vài giây trước - 0
Cần bán nhà chính chủ phố đường láng quận đống đa 43 x 5 t nhỉnh 7 tỷ ô tô kd
Cập nhật: vài giây trước - 5
Bán gấp nhà 2 tầng mới đẹp 90m2 hơn 4tỷ, hxh tx25, thạnh
Cập nhật: vài giây trước - 0
Cần bán nhà chính chủ phố khuất duy tiến quận thanh xuân 40m2x5 t 6,5 tỷ ôtô
Cập nhật: vài giây trước - 2
Bán nhà giáp nhất nhân chính 60m 3 tầng 3 mặt thoáng ngõ thông nhỉnh 6 tỷ lh 0975124520
Cập nhật: vài giây trước - 5
Chung cư hh1c linh đàm, hưởng chọn tiện ích trong khu đô
Cập nhật: vài giây trước - 2
Bán nhà kha vạn cân, linh đông thủ đức, 80m2, ngang 6m, 1 căn ra mặt tiền chỉ 4.1 tỷ rẻ bao khu vực
Cập nhật: vài giây trước - 0
Cảm biến áp suất sensys
Cập nhật: vài giây trước - 2
Mặt tiền kinh doanh đỉnh linh chiểu, thủ đức 70m2, 2t chỉ nhỉnh 5 tỷ gần trường đại học, rẻ đẹp khó
Cập nhật: vài giây trước - 1
Mở bán quỹ căn hộ mặt biển tại dự án xanh island, giỏ hàng đa dạng, giá tốt nhất
Cập nhật: vài giây trước - 1
Mua bán căn hộ chung cư 75m2 * 3 ngủ tại khu đô thị linh đàm, quận hoàng mai
Cập nhật: vài giây trước - 2
Nhà 2 mặt tiền thoáng đẹp vị trí tt linh đông. thủ đức. 3 tầng kiên cố. chỉ 8.2 tỷ. bớt lộc
Cập nhật: vài giây trước - 2
Bán nhà hẻm xe hơi tặng nội thất gần phạm văn đồng_hiệp bình chánh_giá chỉ 6,3 tỷ
Cập nhật: vài giây trước - 2
Bán nhà đường số 8 linh xuân thủ đức 98m2_7x14m chỉ nhỉnh 3 tỷ tặng nhà c4 ở ngay
Cập nhật: vài giây trước - 2
Bán nhà hẻm 3m cách mạng tháng 8, p10, q3, 114m2, ngang 6,2m, giá rẻ
Cập nhật: vài giây trước - 2
Bán nhà hẻm xe hơi gần trần thị diệu_phước long b_thủ đức_giá chỉ 3,95 tỷ
Cập nhật: vài giây trước - 5
Nhà mặt tiền hạ chào 3,5 tỷ, kinh doanh trung tâm
Cập nhật: vài giây trước - 0
Máy đóng đai bán tự động chali jn-740 giá rẻ đồng nai, bình phước, lâm đồng
Cập nhật: vài giây trước - 0
Tại sao healthies nut có chiến dịch eat your mood?
Cập nhật: vài giây trước - 2
Bán nhà mặt tiền sổ hồng riêng_92m2_quốc lộ 13_hiệp bình phước_thủ đức_chỉ 11 tỷ
Cập nhật: vài giây trước - 1
Chính chủ cần cho thuê nhà nguyên căn tại từ sơn - bắc ninh
Cập nhật: vài giây trước - 5
Hiêm! 1tỷ650 bán gấp nhà 2t hxh shr, mặt tiền chuẩn 4m,
Cập nhật: 1 phút trước - 4
Bán nhà 4m2 căn góc 3 mặt tiền kd thạnh lộc, gần ngã tư
Cập nhật: 1 phút trước - 5
Bán nhà 3 tầng 5.3x14m tặng nội thất hà huy giáp quận 12
Cập nhật: 1 phút trước - 0
Cần bán nhà chính chủ nhà mặt phố đường láng quận đống đa 36m2 x 4 t 8.8 tỷ ô
Cập nhật: 1 phút trước - 0
Máy ép túi liên tục dbf-770 giá tốt nhất
Cập nhật: 1 phút trước - 3
Bán gấp 132m2 đất hxh đường thạnh lộc 19, phường thạnh lộc,
Cập nhật: 1 phút trước - 1
Giá cửa thép vân gỗ tại phan thiết - bình thuận hiện nay
Cập nhật: 1 phút trước - 0
Hạt granola là gì? có tốt cho sức khỏe hay không?
Cập nhật: 1 phút trước - 2
Ngộp giảm sốc 2.4 tỷ bán nhà 3tầng_hẻm xe hơi 100m2_4*25m_3pn chỉ nhỉnh 6 tỷ linh trung thủ đức
Cập nhật: 1 phút trước - 2
Bán nhà cây keo, tam phú, thủ đức 60m2, hẻm xe tải chỉ 3.xx tỷ sát mặt tiền, hiếm có
Cập nhật: 1 phút trước - 2
Căn hộ quận 7 siêu rộng 120m2, đã có sổ hồng chỉ hơn 3 tỷ, khu biệt thự tấn trường
Cập nhật: 1 phút trước - 1
Danh sách căn hộ chung cư giá rẻ tháng 2/2025 quận hoàng mai
Cập nhật: 1 phút trước - 1
Bán rẻ căn hộ hh linh đàm, hoàng mai 48m2, 2 ngủ, full nội thất, tầng trung
Cập nhật: 1 phút trước - 5
Nhà đẹp gần đườnglê đức thọ, linh đàm 100m2, 5 tầng, giá
Cập nhật: 1 phút trước - 3
Bán đất lô góc đẹp 2 mặt tiền ở và kd, 4.5x17m, thạnh lộc,
Cập nhật: 1 phút trước - 2
Bán ks coco, hxh lê văn thọ, p8, gò vấp, 232m2, 4 tầng, ngang 7,3m, nở hậu.
Cập nhật: 1 phút trước - 2
Hẻm 7m kd, lý thái tổ, p10, q10, 105m2, 2 tầng, nở hậu, giá rẻ. tùng thổ cư.
Cập nhật: 1 phút trước - 1
Máy quấn màng pe kiện hành lý wp-56
Cập nhật: 1 phút trước - 3
Bán gấp nhà 2 tầng, 90m2 nhỉnh 3 tỷ, đang cho thuê đông
Cập nhật: 1 phút trước - 2
Nhà mặt tiền kinh doanh đường gò dưa. chợ tam hải. 109m. nỡ hậu. giá nhỉnh 10 tỷ
Cập nhật: 1 phút trước - 2
Bán nhà sổ hồng riêng _59m2_ lã xuân oai_tăng nhơn phú a_giá chỉ 3,55 tỷ
Cập nhật: 1 phút trước - 0
Gạo lứt điều trị bệnh gì?
Cập nhật: 1 phút trước - 1
Bán căn hộ chung cư giá rẻ, uy tín nhất hà nội
Cập nhật: 2 phút trước - 3
120m2, ngang lớn 6m, hxh 8m chỉ 1 căn nhà bán tân chánh
Cập nhật: 2 phút trước