Kinh nghiệm mở công ty xây dựng nhà ở uy tín

Ngày đăng: 12/3/2022 9:36:56 AM - Dịch vụ - Toàn Quốc - 7
Chi tiết [Mã tin: 4309995] - Cập nhật: 54 phút trước

Thi công xây dựng là hoạt động kinh doanh phổ biến của các công ty xây dựng nhà ở uy tín như thi công xây dựng nhà ở, xây dựng cầu đường, xây dựng công trình công cộng ... Để Kinh doanh lĩnh vực xây dựng, bạn cần nghiên cứu trước những kinh nghiệm, cũng như tìm hiểu thủ tục pháp lý để thành lập công ty.


I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHUẨN BỊ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY XÂY DỰNG:

1. Nghiên cứu kỹ về sản phẩm dự định kinh doanh:

Đây là việc đầu tiên của quá trình khởi nghiệp, nếu không nghiên cứu kỹ về sản phẩm mình dự định kinh doanh thì bạn sẽ mơ hồ về nó. Dẫn đến việc tư vấn, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm của bạn sẽ kém phần hấp dẫn khách hàng. Thậm chí nó còn dẫn đến khó khăn trong công tác đào tạo cho nhân sự của bạn.

2. Nguồn vốn đủ lớn để làm nền tảng cho công ty XÂY DỰNG:

Điều đầu tiên mà ai cũng biết đó chính là nguồn vốn. Bất kể là việc kinh doanh hay thành lập công ty cũng đều cần đến nguồn vốn. Vậy thì nguồn vốn đó đến từ đâu?

Để mở một công ty XÂY DỰNG, bạn cần một nguồn vốn nhất định phụ thuộc quy mô. Dù là vay mượn hay kêu gọi đầu tư từ những người khác đều cần thiết. Bạn sẽ không thể làm được gì nếu không có cho mình một nguồn vốn đủ dư thừa. Khi “đế chế” nhỏ của bạn được thành lập sẽ có rất nhiều điều phát sinh cần đến nguồn vốn. 

3. Chiến lược quảng cáo, Marketing kiếm việc:

Khi khởi nghiệp thì vấn đề quan trọng nhất đó là nguồn việc, với thời đại hiện nay thì gần như các doanh nghiệp đều tiếp cận nguồn việc bằng nhiều kênh khác nhau. Trong đó không thể bỏ qua kênh kiếm việc online tức là quảng cáo qua các trang tin, báo chí, mạng xã hội ...

4. Lên kế hoạch kinh doanh:

Một kế hoạch kinh doanh vững chắc, chi tiết sẽ hướng dẫn bạn đi đến thành công. Nó cần thiết để trình bày ý tưởng của bạn đến các nhà đầu tư tiềm năng. Kế hoạch kinh doanh của bạn nên bao gồm một tuyên bố mục tiêu, một bản tóm tắt công ty, một dịch vụ hoặc sản phẩm dịch vụ, một mô tả của một thị trường mục tiêu, kế hoạch tài chính và chi phí hoạt động…

Để có được chiến lược kinh doanh phù hợp, bạn cần có cái nhìn nhạy bén, khả năng đánh giá thị trường và nhìn nhận được tiềm năng của sản phẩm, đưa ra được những kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn, từ đó đúc kết kinh nghiệm và dồn lực để tiến tới những đích đến cao hơn.

5. Xác định thị trường mục tiêu:

Việc xác định được thị trường mục tiêu và đối tượng khách hàng chính của mình là điều rất quan trọng. Khách hàng của bạn là ai? họ làm gì? có nhu cầu như thế nào về sản phẩm?… từ đó đánh giá thị trường, nhắm vào những khách hàng có tiềm năng để làm điểm tựa phát triển. Đồng thời bạn cũng phải xác định được đối thủ của mình là ai, mức độ canh tranh ở thị trường mục tiêu của bạn ra sao, từ đó tìm cách để làm giảm sự cạnh tranh của đối thủ với doanh nghiệp mình.

6. Đừng quá sợ sự cạnh tranh:

Đừng nói xấu đối thủ cạnh tranh khi nói chuyện với chủ đầu tư hoặc khách hàng. Không cần phải trở thành một đối tượng của sự thương hại. Trong thực tế, nói chuyện theo cách này thậm chí có thể “xua đuổi” khách hàng đến một đối thủ cạnh tranh của mình (người cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng có thể không cần). Hãy nhớ rằng, khi sự cạnh tranh tồn tại thì thị trường mới tồn tại, thì trường còn tồn tại thì doanh nghiệp của bạn mới có chỗ đứng. Hãy sử dụng kiến ​​thức đó như là nguồn cảm hứng để làm tốt hơn đối thủ.

7. Vấn đề thuê kế toán làm sổ sách:

Với một doanh nghiệp khởi nghiệp nhỏ thì chưa chắc cần đến tuyển một nhân sự cứng để làm công tác kế toán, thuế. Mà bạn có thể thuê kế toán dịch vụ cho tiết kiệm chi phí ban đầu. Công ty Luật có thể là địa chỉ uy tín để giới thiệu hoặc lựa chọn dịch vụ kế toán cho bạn tốt nhất.


Bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm sau đây:

Thứ nhất: Cần lựa chọn loại hình công ty

Hiện nay trên thực tế có rất nhiều loại hình công ty cho bạn lựa chọn, ví dụ như: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân,..v.v. Dựa vào nhu cầu hiện tại của công ty mà bạn có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.

Nếu bạn là người muốn gây dựng sự nghiệp riêng cho mình thì công ty TNHH là một sự lựa chọn thích hợp dành cho bạn. Vì nó có những lợi thế về vốn, rủi ro không cao và lợi ích quyền lợi được tối ưu hóa cho người sở hữu.

Thứ hai: Chọn tên công ty

Tên công ty không bị trùng lặp với tên công ty khác và phải là duy nhất. Trước khi quyết định lấy cái tên nào đó thì nên tra cứu tên công ty mà bạn muốn đặt tại địa chỉ trên trang web để biết xem có trùng với tên công ty nào khác không.

Và để tránh trường hợp tên công ty bị trùng hay đã được đăng ký sử dụng thì bạn nên dự liệu sẵn 3-4 tên công ty.

Thứ 3: Về vốn điều lệ

Như đã nói ở phần 1 thì các nghành nghề thuộc lĩnh vực xây dựng không nằm trong nhóm các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định vì thế khi muốn thành lập công ty xây dựng thì không cần chứng minh vốn và cũng không bị ràng buộc bởi số vốn đăng ký.

Do đó khi muốn thành lập công ty xây dựng thì bạn có thể chủ động lựa chọn 1 mức vốn bất kỳ để đăng ký kinh doanh. Các công ty xây dựng thường đưa ra mức vốn điều lệ khá cao vì mức vốn này sẽ ảnh hưởng tới năng lực của công ty khi làm hồ sơ đấu thầu sau này.

Vốn điều lệ có ảnh hưởng đến mức thuế môn bài doanh nghiệp hàng năm phải đóng như sau:

– Vốn điều lệ mà trên 10 tỷ đồng thì mức thuế môn bài sẽ là 3 triệu đồng /1 năm.

– Vốn điều lệ mà từ 10 tỷ đồng trở xuống thì mức thuế môn bài sẽ là 2 triệu đồng/ 1 năm.

Thứ tư: Đối với từng ngành nghề kinh doanh

Một số ngành nghề như giám sát, tư vấn công trình xây dựng, thiết kế, khảo sát công trình thì cần phải có chứng chỉ hành nghề.

Vì thế, bạn nên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết trong ngành nghề và công việc mà mình hướng tới.

Thứ năm: Chọn địa chỉ công ty

Là một doanh nghiệp thì phải có địa chỉ liên lạc, trụ sở vận hành công ty cụ thể thì mới được cấp phép đăng ký hoạt động.

Vì thế bạn cũng cần chuẩn bị cho mình một trụ sở công ty hoặc các giấy tờ liên quan đến thuê trụ sở nếu văn phòng làm trụ sở của công ty bạn là nơi đi thuê.

Thứ sáu: Về hồ sơ thành lập công ty

Để hoàn thiện hồ sơ gửi lên Sở Kế hoạch & đầu tư thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:

– Đơn đăng ký kinh doanh

– Điều lệ công ty

– Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên)

– Danh sách cổ đông (nếu là công ty cổ phần)

Một số giấy tờ khác có liên quan…

Số lượng là 01 bộ và nộp lên cho Sở KHĐT, sau thời hạn 3 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ thì Sở KHĐT sẽ cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.


Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ