Kinh nghiệm nấu thực đơn suất ăn công nghiệp hiệu quả, không lo lỗ vốn

Ngày đăng: 11/29/2022 9:24:50 PM - Công nghiệp, xây dựng - Toàn Quốc - 41
Chi tiết [Mã tin: 4301420] - Cập nhật: 46 phút trước

Thực đơn suất ăn công nghiệp là bữa ăn được chế biến theo số lượng lớn nhằm phục vụ bữa ăn cho những người lao động trong giờ nghỉ trưa hoặc tối, tùy thuộc vào ca làm việc được phân bổ tại mỗi doanh nghiệp. Khác với suất ăn thông thường, để quyết định đến sự thành công hay thất bại thì bạn cần phải có kinh nghiệm trong việc nấu suất ăn công nghiệp. 

Do đó, nếu như bạn chưa có kinh nghiệm trong việc này thì bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm nấu suất ăn công nghiệp để bạn có thể thành công trong công việc của bạn nhé. 

1. Kinh nghiệm chọn nguyên liệu cho thực đơn

Để có những suất ăn công nghiệp ngon, đảm bảo chất lượng cũng như đảm bảo được vệ sinh thực phẩm thì bạn cần phải có kinh nghiệm trong việc lựa chọn nguyên liệu cho thực đơn. Dưới đây là kinh nghiệm chọn nguyên liệu cho thực đơn: 

  • Đối với các loại thịt, cá, hải sản thì bạn cần phải chọn lựa những loại thịt tươi ngon và những thành phần này phải được lấy luôn theo ngày. Hoặc đưa vào tủ đông bảo quản ở nhiệt độ thích hợp.
  • Đối với các loại rau, củ, quả thì bạn cũng phải lựa chọn những loại xanh, tươi ngon nhất và cần phải chú ý là không nên mua quá nhiều rau. Bởi rau là nguyên liệu không thể bảo quản được lâu, còn đối với củ, quả thì bạn có thể bảo quản và được sử dụng trong tuần.
  • Còn đối với những nguyên liệu như bún, gạo, miến, mì,… thì bạn nên bảo quản chúng đúng cách để có thể sử dụng được lâu dài trong khi nấu các bữa ăn.
  • Gia vị nêm nếm là thành phần quan trọng quyết định đến hương vị của món ăn. Do đó, khi lựa chọn gia vị cho món ăn thì bạn nên lựa chọn mua từ những đơn vị lớn để vừa đảm bảo được số lượng, vừa tránh được việc mua phải những hàng kém chất lượng. 

2. Kinh nghiệm nấu suất ăn công nghiệp

Để tạo ra được những món ăn ngon với số lượng lớn là điều không phải dễ dàng, nhất là đối với những suất ăn công nghiệp. Với những suất ăn công nghiệp thì nó cần phải đảm bảo được đúng hương vị, khẩu vị của từng người. Do đó, khâu chế biến món ăn là vô cùng quan trọng.

  • Kinh nghiệm nấu món xào

Để những món xào luôn được ngon và đậm vị thì trước khi xào các bạn cần ướp sơ chế các nguyên liệu trước 30 phút đối với thịt cá. Còn đối với rau củ thì bạn nên rửa sách, cắt miếng hoặc trần sơ qua nước sôi tùy thuộc vào từng món ăn.

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần lưu ý là khi xào các loại rau củ quả thì bạn nên xào với lửa to, xào nhanh và đều tay, tuyệt đối không được đậy nắp vung lại. Vì đậy nắp vung lại sẽ khiến cho rau bị đỏ, màu không được đẹp.

  • Kinh nghiệm nấu món hầm

Đối với món hầm, để món ăn được ngon, ngọt hơn thì các bạn cần phải loại bỏ mỡ trước khi hầm (nếu có) để món ăn không có quá nhiều mỡ. Vì mỡ có thể làm món ăn dễ bị ngán hơn, đồng thời nó cũng không tốt cho sức khỏe.

Lượng nước để hầm cũng phải bằng mặt với lượng thịt xương có trong nồi và khi hầm phải đun với lửa nhỏ. Bên cạnh đó, thịt xương và rau củ khi hầm nên được thái vừa vừa, không nên quá to cũng không nên quá nhỏ.

  • Kinh nghiệm nấu món canh

Các món canh sẽ được nấu tùy theo thời tiết cũng như theo mùa:

Nếu là mùa hè, khi nấu canh bạn nên chọn những món canh thanh mát để người ăn có cảm giác được mát mẻ và ngon miệng hơn.

Còn nếu là mùa đông thì bạn nên chọn nấu những món canh có tính chất ấm để làm ấm cho cơ thể.

  • Kinh nghiệm làm món chiên rán

Khi làm những món chiên rán, khi làm sạch nguyên liệu các bạn nên để chúng được ráo nước để khi chiên rán dầu không bị bắn ra ngoài và trong lúc chiên dán bạn nên chiên ở lửa nhỏ để thức ăn có thể được chín đều từ trong gia ngoài.

Ngoài ra, để các món chiên rán được ngon và đậm đà hơn thì các bạn nên ướp gia vị sau khi sơ chế nguyên liệu xong.

  • Kinh nghiệm làm món nướng

Nguyên liệu để làm món nướng lên được thái mỏng và phải được ướp gia vị tầm khoảng 30 phút để món nướng được đậm vị hơn. Đồng thời khi nướng bạn nên quét thêm dầu vào để món ăn không bị dính vào vỉ nướng, làm cho thịt bị cháy khét.

3. Điều kiện kinh doanh suất ăn công nghiệp

Điều kiện bảo đảm an toàn đối với nơi kinh doanh

  • Bếp ăn phải được đảm bảo bố trí không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến
  • Nước ăn phải đảm bảo theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng sinh hoạt số 02:2009/BYT
  • Phải có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải để đảm bảo vệ sinh
  • Nhà ăn phải thoáng mát, sạch sẽ, có đầy đủ ảnh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại
  • Phải có thiết bị bảo quản thực phẩm, khu vệ sinh, rửa tay, khu thu dọn rác thải phải được làm sạch sẽ hàng ngày
  • Người chế biến món ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và phải được chủ cơ sở xác nhận.

Điều kiện đảm bảo an toàn đối với cơ sở chế biến

  • Phải có đầy đủ dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và chín
  • Dụng cụ nấu nướng, chế biến thực phẩm phải được đảm bảo an toàn vệ sinh
  • Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng chất liệu an toàn, phải rửa sạch và giữ khô để tránh vi khuẩn gây bệnh
  • Phải tuân thủ quy định về an toàn sức khỏe

Điều kiện đảm bảo an toàn trong chế biến và bảo quản thực phẩm

  • Sử dụng nguyên liệu thực phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phải đảm bảo được an toàn và lưu lại các mẫu thức ăn
  • Thực phẩm phải được chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh
  • Thực phẩm bày bán phải được để trong tủ kính hoặc phải được bảo quản bởi các thiết bị bảo quản hợp vệ sinh để tránh sự xâm nhập của côn trùng, động vật gây hại
  • Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải được đảm bảo hợp vệ sinh và không gây nhiễm cho thực phẩm.

Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ cho bạn kinh nghiệm nấu suất ăn công nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn thành công hơn trong công việc của mình.


Tin liên quan cùng chuyên mục Công nghiệp, xây dựng