Làm lễ cúng đầy tháng cho bé yêu như thế nào

Ngày đăng: 3/1/2019 11:30:11 AM - Dịch vụ - TP HCM - 7298
Chi tiết [Mã tin: 2604802] - Cập nhật: 43 phút trước

Theo phong tục khi bé tròn 1 tháng, các ông bố bà mẹ thường tổ chức lễ đầy tháng (đầy cữ) cho bé. Đối với một số người lần đầu làm lễ đầy tháng cho con sẽ gặp nhiều khó khăn khi tổ chức. Bài viết này sẽ đề cập đến những vật liệu tổ chức lễ đầy tháng cho bé.

Lễ đầy tháng là gì?

Từ khi sinh ra đời đên khi tròn một tháng tuổi thì các bé sẽ được gia đình tổ chức cho nghi lễ cũng đầy tháng. Buổi lễ này còn có ý nghĩa tạ ơn đất trời đã sinh ra em bé, mang đến cho gia đình thêm thành viên mới, thêm niềm vui, thêm nụ cười.

Ngoài ra, lễ cúng đầy tháng còn để cảm ơn 12 bà Mụ đã có công nặn ra bé và Đức ông đã che trở bảo vệ cho “mẹ tròn con vuông”.

Đây cũng là dịp để gia đình cầu xin các vị thần cầu cho trẻ sau này được mạnh khỏe, sáng dạ, may mắn trong cuộc sống.

 

Nghi thức cúng đầy tháng như thế nào?

Tất cả các lễ vật cúng đầy tháng nên được bài trí một cách hài hòa, cân đối ở chính giữa phía trên của hương án. Trong đó lễ vật dâng các bà mụ chia làm 12 phần nhỏ đều nhau và 1 phần to hơn cho bà Mụ chúa.

Mâm lễ mặn với hương, hoa, nước trắng để trên cùng và mâm tôm, cua, ốc để phía dưới. Soạn mâm trên đầu giường em bé nằm rồi đốt nến lên cúng bà Mụ.

Sau đó đốt quần áo tiền vàng cho các bà mụ, bóc bim bim và hoa quả cho trẻ con trong nhà, chia sách bút cho các bé lấy lộc, giữ lại cho con mình một vài món.

Sau nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái là nghi thức khai hoa hay còn được dân gian gọi là nghi thức “bắt miếng”. Bé sẽ được đặt ngay trên bàn giữa, ba mẹ bé rót trà thắp hương xin phép bắt miếng.

 

 

Sau đó, một người quý phải sang trọng sẽ bồng đứa trẻ một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp hoặc có thể là hoa khác vừa quơ qua, quơ lại trên miệng bé vừa dạy những lời tốt đẹp như sau:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa. Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ. Mở miệng ra cho có bạc, có tiền. Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Sau khi cầu chúc những điều tốt lành đến với bé, ba mẹ sẽ tiếp tục nghi thức đặt tên cho con. Theo đó, ba mẹ sẽ lấy 2 đồng tiền cổ làm bằng bạc thật và gieo vào một chiếc đĩa.

Nếu có một mặt úp, một mặt ngửa thì chứng tỏ cái tên đã được tổ tiên chứng giám và ưng thuận. Ngược lại, nếu đều là 2 mặt úp hoặc 2 mặt ngược thì phải tiến hành gieo đồng tiền này lại. Nếu đã 3 lần mà vẫn chưa được thì phải đặt tên cho bé gái lại.

Tìm hiểu thêm: Mâm cúng đầy tháng bé gái

Những chú ý khi tiến hành nghi thức cúng đầy tháng

Theo quan niệm của ông bà ta cho rằng thì trước khi cúng thì các thứ tự trên mâm cúng phải được sắp xếp đúng cách “ Đông bình Tây quả” có ý nghĩa rằng là phía Đông phải đặt bình hoa còn phía Tây đặt lễ vật cúng.

 

 

Thường thì lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái sẽ được sắp xếp cân đối ở trên hai bàn:

  • Một bàn nhỏ và một bàn to. Bàn to bày các đồ cúng 12 bà Mụ còn bàn nhỏ được đặt cách 10 phân dùng để bày những đồ cúng kính Đức ông.
  • Trước khi tiến hành nghi thức cúng thì mọi người trong gia đình phải có mặt đầy đủ nhất là chủ nhà.
  • Lễ cúng đầy tháng thường được làm vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều…
  • Người đứng ra đại diện cúng thì phải khấn: “ Hôm nay là ngày lành tháng tốt, cháu gái được tròn một tháng tuổi, gia đình tôi chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn này, cung thỉnh 12 bà Mụ và 3 Đức Ông về nhận lễ, đồng thời mong các vị phù trợ cho cháu mau ăn chóng lớn, ngoan hiền , tài giỏi, mong các vị phù hộ cho gia đình bình an, hạnh phúc quanh năm.

Đối với người làm cha, làm mẹ thì đứa con chính là thứ tài sản quý giá nhất. Được nhìn con lớn lên, phát triển qua mỗi giai đoạn là niềm hạnh phúc của các bậc phụ huynh.

Nếu ba me quá bận việc không thể chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé thì có thể liên hệ Đồ Cúng Việt để có một măm cúng đầy đủ cho bé yêu nhà mình nhé!

Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ