Làm sao để cải thiện tình trạng trẻ bị táo bón và đầy bụng?

Ngày đăng: 1/13/2023 4:09:26 PM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 41
Chi tiết [Mã tin: 4385106] - Cập nhật: 21 phút trước

Táo bón là vấn đề tiêu hóa xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc đi ngoài, lâu dài khiến con ngày càng khó chịu, mệt mỏi và quấy khóc nhiều hơn. Mẹ hãy trang bị cho bản thân các kiến thức liên quan để có thể kịp thời đối phó khi gặp tình trạng trẻ đầy bụng và táo bón nhé.


LÀM SAO ĐỂ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TRẺ BỊ TÁO BÓN VÀ ĐẦY BỤNG?

Giúp trẻ xì hơi

Để giúp bé xì hơi, giảm bớt khó chịu do đầy bụng khó tiêu, các mẹ có thể thực hiện một vài động tác như sau:

·        Đặt bé nằm ngửa rồi lấy 1 chân bé kéo ngược lên ngực. Sau đó đẩy chân xuống và thực hiện tương tự với bên chân còn lại.

·        Vuốt lưng cho bé để làm lượng hơi ú đọng lại trong dạ dày cũng như tránh việc trẻ bị nôn.

·        Mẹ có thể ôm bé hơi ngả người xuống, bụng con nằm trên cánh tay người mẹ và đu đưa trẻ để giúp trẻ xì hơi.

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho bé

Hiện nay, việc sử dụng men vi sinh không chỉ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa mà còn giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con được nhiều gia đình tin chọn.

Việc tăng cường lợi khuẩn từ men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh nhanh chóng, giải quyết nhanh dấu hiệu rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột như: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu cho trẻ. Đồng thời, chúng cũng hỗ trợ tăng đề kháng tự nhiên cho bé. Điều này tạo tiền đề giúp con tiêu hóa tốt, miễn dịch vững vàng và phòng tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa hay các bệnh lý đường ruột tái phát.

Chườm nóng bụng cho trẻ

Mẹ có thể sử dụng gói chườm nóng chuyên dụng để chườm vùng bụng cho bé. Hơi nóng và sức nặng của gói chườm sẽ làm giảm chứng đầy bụng và táo bón cho bé. Hoặc mẹ có thể sử dụng khăn mềm, nhúng vào nước ấm rồi đắp lên vùng bụng của bé. Mẹ lưu ý cần phải kiểm tra độ nóng trước khi đặt lên bụng con yêu nhé!

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chế độ dinh dưỡng cho bé đầy bụng táo bón cần được thiết lập như sau:

·        Các cữ ăn nên cách nhau 3 tiếng (nếu ăn cháo, bột đặc). Nếu trẻ bú sữa mẹ thì có thể cho ăn sớm hơn vì dễ mau tiêu hơn.

·        Cho trẻ ăn thức ăn hợp với độ tuổi và chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi đã được 6 tháng tuổi.

·        Thiết lập thực đơn khoa học và đa dạng các thực phẩm tốt cho tiêu hóa như: các loại rau xanh, bí đỏ, bơ, thịt gà, sữa chua probiotic....

·        Không cho trẻ dùng thức ăn thừa từ các bữa trước, những thức ăn nấu lại có dấu hiệu ôi thiu, mốc…

·        Cho trẻ ăn theo nhu cầu, không bắt ép trẻ ăn quá nhiều và quá no.

Massage bụng cho bé

Dùng các ngón tay của mẹ sau đó massage nhẹ nhàng xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ trốn ra ngoài bụng của trẻ. Mẹ nên sử dụng dầu để các thao tác massage dễ dàng hơn. Lưu ý không nên massage bụng khi bé vừa ăn xong nhé.

NGUYÊN NHÂN PHỔ BIẾN KHIẾN TRẺ ĐẦY BỤNG VÀ TÁO BÓN?

Tình trạng đầy bụng táo bón ở trẻ nhỏ phần lớn là táo bón chức năng, tức là xuất phát do sự kém ổn định chức năng đường tiêu hóa. Theo đó, các nguyên nhân chính gây táo bón đầy bụng thường gặp ở bé phải kể tới là:

·        Trẻ uống ít nước trong ngày khiến phân khô cứng.

·        Trẻ nhịn đi tiện do mải chơi hoặc môi trường lạ, môi trường nhà trẻ khiến bé ngại đi tiêu.

·        Trẻ nhỏ bị táo bón đầy bụng là do phân bị tích lũy quá nhiều tại đại tràng, gây tắc ruột. Bé bị đầy chướng, kèm theo chứng đầy bụng âm ỉ và rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng.

·        Trẻ biếng ăn rau củ quả tươi và một số thực phẩm chứa chất xơ.

·        Trẻ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh. Những loại thực phẩm này cần nhiều thời gian tiêu hóa mà ít dưỡng chất. Bên cạnh đó thức ăn này chứa nhiều natri, gây giữ nước, ngăn cản đào thải nước qua phân

·        Trẻ sử dụng thực phẩm giàu chất đạm chất béo, hoặc sữa công thức khiến trẻ bị khó tiêu chậm tiêu.


Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé