Làm sao để nhận biết tình trạng trẻ sơ sinh bị đau bụng?

Ngày đăng: 3/23/2023 2:21:55 PM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 208
Chi tiết [Mã tin: 4529902] - Cập nhật: 52 phút trước

Trẻ sơ sinh rất dễ gặp phải bệnh đường tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi gặp tình trạng này, trẻ sẽ mệt mỏi và khó chịu, dẫn đến quấy khóc nhiều hơn. Vậy làm sao biết trẻ sơ sinh đau bụng nhanh chóng, cha mẹ hãy đọc bài viêt sau nhé.

 

LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT TÌNH TRẠNG TRẺ SƠ SINH BỊ ĐAU BỤNG?

Mẹ làm sao biết trẻ sơ sinh bị đau bụng? Bố mẹ có thể thông qua tiếng khóc hay một số dấu hiệu ở trẻ sơ sinh để biết được con bị đau bụng như:

·        Cơn khóc của trẻ bắt đầu và kết thúc đột ngột, thông thường bé sẽ nín khóc sau khi đi nặng được.

·        Đau bụng do trẻ bị đầy hơi có thể có thêm các dấu hiệu như trẻ ợ hơi, nôn trớ sau khi ăn, bụng chướng hơi, khó ngủ, xì hơi nhiều..

·        Trẻ thường khóc thét lên, khóc to và kéo dài khi bé bị đau bụng. Thời điểm trẻ khóc thường xuyên hay gặp vào chiều muộn và buổi tối. Bố mẹ rất khó có thể làm cho con nín khóc.

·        Trẻ nắm chặt các ngón tay lại với nhau, ưỡn lưng. Khi sờ bụng trẻ thấy bụng chướng, cứng, chân tay của trẻ gập luân phiên về phía bụng.

NGUYÊN NHÂN TRẺ SƠ SINH BỊ ĐAU BỤNG LÀ GÌ?

Một em bé sơ sinh bình thường sẽ khóc tối đa 2 tiếng/ngày, tuy nhiên với bé bị đau bụng thì thời gian khóc sẽ nhiều hơn 3 tiếng. Tình trạng này có thể do chế độ ăn của trẻ hay do một số trường hợp không có nguyên nhân chính xác.

Trẻ sơ sinh bị đau bụng có thể do các nguyên nhân như sau đây:

·        Ăn dặm quá sớm: Trẻ nên bắt đầu được cho ăn dặm khi bé đủ 6 tháng tuổi, nếu ăn dặm quá sớm bé có thể không tiêu hóa được hết thức ăn, làm cho thức ăn tồn động và lên men trong đường ruột gây đầy hơi, khó chịu, làm trẻ đau bụng.

·        Thức ăn của trẻ không đảm bảo: Mẹ cho trẻ uống sữa để lâu, sữa nhiễm khuẩn hay bị hỏng.

·        Do các bệnh lý khác: Một số bệnh lý khiến trẻ đau bụng như viêm ruột thừa, tắc ruột, g ruột, hội chứng ruột kích thích..

·        Trẻ không dung nạp được lactose: Cơ thể trẻ không có đủ enzyme để tiêu hóa hết lượng đường lactose có trong sữa mẹ hay sữa công thức được nạp vào cơ thể.

·        Mất cân bằng hệ vi sinh: Trẻ sơ sinh có hệ vi sinh đường ruột còn yếu ớt, chưa hoàn thiện nên dễ bị tổn thương bởi các yếu tố như thuốc kháng sinh, thực phẩm, nhất là những trẻ phải dùng kháng sinh kéo dài khiến hệ vi sinh đường ruột rối loạn, trẻ bị bệnh đường tiêu hóa.

·        Hội chứng Colic: Xảy ra ở khoảng 20% số trẻ sơ sinh với biểu hiện đau bụng, khóc nhiều hơn 3 giờ mỗi ngày, trên 3 ngày/tuần và thường xảy ra ở trẻ khoảng 3 tuần tuổi. Hội chứng này có thể liên quan tới tình trạng chướng hơi của trẻ sơ inh, do các cơ thắt tâm vị hay môn vị của trẻ chưa hoạt động tốt nên việc đẩy hơi trong bụng bé khó khăn hơn. Hơi ứ lại khiến trẻ khó chịu, tiêu hóa kém dẫn tới đau bụng.

·        Không tiêu hóa được protein trong sữa: Tình trạng này thường xảy ra với trẻ dùng sữa công thức. Đôi khi thức ăn trong khẩu phần ăn của mẹ cũng khiến cho sữa mẹ khó tiêu hóa hơn với em bé bú mẹ.

CÁCH XỬ LÝ KHI THẤY TRẺ SƠ SINH BỊ ĐAU BỤNG

Trẻ sơ sinh có các dấu hiệu đau bụng có thể nhận biết được như trên, lúc này bố mẹ có thể giúp bé bớt khó chịu với các biện pháp như sau:

·        Bế trẻ đung đưa nhẹ nhàng giúp con cảm thấy dễ chịu hơn hoặc dùng nôi đung đưa.

·        Cho trẻ tắm với nước ấm để làm giảm bớt cảm giác khó chịu của bé.

·        Sử dụng probiotic cho trẻ sơ sinh cho bé uống để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, cân bằng và ổn định hệ sinh thái đường ruột của bé. Mẹ duy trì cho con dùng men vi sinh đều đặn sẽ giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng của con tốt hơn.

·        Massage bụng trẻ nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ để thúc đẩy hơi trong đường tiêu hóa của bé ra bên ngoài, đặc biệt sau khi trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức khoảng 1 giờ đồng hồ.

·        Cử động chân cho bé nhẹ nhàng giống bài tập đạp xe để giúp nhu động đường tiêu hóa tăng lên, đẩy hơi dư thừa ra ngoài.


 

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé