Làm thế nào để điều chỉnh chiều cao kích tăng giàn giáo cho phù hợp?

Ngày đăng: 2/25/2023 3:40:07 PM - Công nghiệp, xây dựng - Toàn Quốc - 142
Chi tiết [Mã tin: 4460649] - Cập nhật: 51 phút trước

Chiều cao của kích tăng giàn giáo có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn khi sử dụng. Cùng tham khảo bài viết bên dưới để bạn biết cách điều chỉnh chiều cao của kích tăng giàn giáo. Để an toàn thi công được đảm bảo nhất nhé!

Bộ phận điều chỉnh chiều cao của kích tăng dàn giáo

Kích tăng giàn giáo (hay tăng đơ) là bộ phận quan trọng. Có tác dụng hỗ trợ tăng giảm chiều cao khi lắp đặt giàn giáo để chống sàn và đổ sàn. Thường thì có 2 loại chính là: kích tăng bằng và kích tăng u. Khi thi công đổ sàn, việc chống đỡ sàn cho cố định và chính xác là điều rất quan trọng. Kích tăng giúp cho hệ giàn giáo và hệ cốp pha sàn được liên kết một cách chặt chẽ. Tất cả các loại kích tăng giàn giáo trên thị trường hiện nay đều được thiết lập 1 bộ phận điều chỉnh chiều cao của kích tăng. Đó là con tán.

 

Cấu tạo và nhiệm vụ của con tán

Con tán chạy dài theo ống kích giúp điều chỉnh độ cao phù hợp. Con tán có hình dạng là 1 lỗ tròn – 2 tai hàn 2 bên – lỗ tròn được cán ren trong ăn khớp với ren trên ống kích. Có 2 loại con tán được sử dụng cho kích tăng giàn giáo: con tán đúc và con tán thường

‒ Tán đúc là tán được đúc nguyên con bằng gang pha thép. Đảm bảo chắc chắn không bị rụng khi va đập. Tán đúc 34 được dùng cho chân kích 34 và tán đúc 38 dùng cho kích 38.

‒ Tán thường là tán bằng thép hàn (2 tai 2 bên được hàn thủ công). Chỉ được dùng cho chân kích 34.

Khi vặn con tán lên trên thì giúp tăng chiều cao chân kích. Khi đó, chiều cao kích sẽ giảm xuống nếu vặn con tán theo chiều ngược lại.

Nên điều chỉnh chiều cao kích tăng dàn giáo như thế nào là thích hợp?

Điều đầu tiên trước khi điều chỉnh chiều cao chúng ta cần chú ý con tán phải luôn được hàn chắc chắn để đảm bảo quá trình làm việc không bị trơn trượt Còn việc bạn nên điều chỉnh kích tăng ở chiều cao nào thì phụ thuộc vào yêu cầu mà công trình bạn đang thi công. Kích tăng giàn giáo thường có chiều cao cơ bản là 500mm (0.5m) nhưng khi sử dụng, để đảm bảo sự an toàn cao thì chỉ nên sử dụng tối đa từ 0.3 – 0.4m, không nên tăng tối đa chiều cao của kích tăng.

Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu tạo nên kích tăng dàn giáo

Ngoài con tán thì kích tăng còn có ống kích, đế kích. Mỗi bộ phận của kích tăng có một nhiệm vụ khác nhau, không thể thiếu và cũng không thể thay thế cho nhau được. Đế kích có dạng bản mã hình chữ U/hình vuông hàn với ống kích. Con tán kích chạy dọc theo ống kích có tác dụng chịu lực và khống chế độ cao chân kích. Ren trên ống thép ăn khớp với ren con tán.

Làm thế nào để nâng cao chất lượng cho kích tăng dàn giáo của mình?

Kích tăng dàn giáo nói chung sẽ hỗ trợ quá trình tăng, giảm độ cao của giàn giáo trong quá trình thi công.

‒ Kích bằng: Chủ yếu dùng để điều chỉnh độ cao ở phía bên dưới của hệ thống sàn.

‒ Kích U: Sử dụng trên đầu của giàn giáo, đế U làm giá đỡ để đặt xà gồ vào tạo thành bộ khung chống sàn cố định.

Để nâng cao chất lượng cho kích tăng thì chúng ta cần phải thực hiện 2 giải pháp sau:

‒ Con tán chạy dọc trên thân kích phải luôn được hàn chắc chắn. Để đảm bảo quá trình làm việc không bị trơn trượt. Hoặc giải pháp khác là bạn nên chọn con tán đúc.

‒ Đế kích giàn giáo đảm bảo dày: 3.5 – 4 ly. Đảm bảo không bị cong vênh khi va đập.

Đặc điểm của kích tăng giàn giáo

Ngoài công dụng của kích tăng giàn giáo, chúng ta cũng nên tìm hiểu sơ lược về đặc điểm của nó:

‒ Kích tăng dàn giáo thường có 2 loại: kích tăng bằng và kích tăng u. Mỗi loại có những công dụng khác nhau. Phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng công trình.

‒ Kích tăng u hay kích đầu được sử dụng trên đầu dàn giáo. Khi sử dụng kích tăng u thì bắt buộc phải dùng dàn giáo không có đầu nối để lắp đặt.

‒ Kích tăng bằng hay kích chân được sử dụng phía dưới chân dàn giáo để kích dàn giáo lên cao.

Tin liên quan cùng chuyên mục Công nghiệp, xây dựng